Bão mặt trời tàn phá mạnh hơn trong vài thập kỷ tới
Hiện nay, mặt trời đang trong thời gian hoạt động năng lượng mạnh tối đa. Giai đoạn này bắt đầu từ những năm 1920 và kéo dài trong vũ trụ.
>>> Bão mặt trời có thể gây ra bão "Katrina toàn cầu"
>>> Bão mặt trời có thể đe dọa Olympics 2012
Trong vòng nhiều thập kỷ qua, cơn bão mặt trời có thể làm phá vỡ máy bay và tàu vũ trụ, các nhà nghiên cứu tại Đại học Reading nói.
Dựa trên chứng tích từ các lõi băng và thân cây có niên đại 10.000 năm, nhóm nghiên cứu đã đo mức độ nitrat và các đồng vị phóng xạ ở trong khí quyển truyền vào, cho thấy, hầu hết các bức xạ chạm vào Trái Đất trong suốt thời gian hoạt động năng lượng mặt trời trước đây là ở mức độ trung bình. Và ở giữa những năm 1650-1700, hầu như mặt trời không có vết đen.
Vài thập kỷ tới bão mặt trời mạnh hơn so với thời kỳ hoạt động trung bình
Giáo sư Lockwood trong nhóm nghiên cứu cho biết: “Những dữ liệu này sẽ tiên đoán sự liên quan tới những điều không may mắn do hoạt động năng lượng mặt trời xảy ra trong vài thập kỷ tới”.
Nhóm nhà nghiên cứu dự đoán trước khi mặt trời chuyển sang thời kỳ hoạt động năng lượng thấp hơn thì sẽ có nhiều bức xạ nguy hiểm hơn đối với Trái Đất, đặc biệt là với các ngành hàng không và công nghệ truyền thông.
Hiện nay, mặt trời đang trong thời gian hoạt động năng lượng mạnh tối đa. Giai đoạn này bắt đầu từ những năm 1920 và kéo dài trong vũ trụ.
“Tất cả các bằng chứng cho thấy mặt trời sẽ sớm tung ra một lượng tối đa năng lượng mặt trời lớn đã tồn tại ngay từ khi bằng đầu hình thành trong vũ trụ”, Giáo sư vật lý môi trường Mike Lockwood tại Đại học Reading nói.
Trong giai đoạn năng lượng mặt trời hoạt động tối đa này, các vết đen trên mặt trời sẽ tại đỉnh điểm theo chu kỳ 11 năm sẽ rộng hơn và số lượng các cơn bão mặt trời cũng như các sự kiện liên quan như phun trào nhật hoa sẽ lớn hơn, Mike cho biết.
Trong một nghiên cứu riêng biệt, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Stanford ở California, nói rằng họ sử dụng một loại kỹ thuật có thể cung cấp những cảnh báo trước về sự hình thành vết đen mặt trời trước khi chúng có thể nhìn thấy trên bề mặt của mặt trời.
Vết đen là những vùng có hoạt động từ tính cao và là nơi cơn bão năng lượng mặt trời, phun trào nhật hoa nổ ra đem theo các hạt mang đầy năng lượng tạo ra các bức xạ rất nguy hiểm.
Nhóm nghiên cứu này đã sử dụng kỹ thuật dựa vào phân tích rung động trên bề mặt mặt trời, phát hiện những tín hiệu âm thanh gây ra bởi các rung động di chuyển nhanh hơn trong khu vực nơi mà các vết đen mặt trời đã hình thành có độ sâu lên đến 65.000km.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
