Bao nhiêu hành tinh có thể bay cùng quỹ đạo?

Các nhà thiên văn học mô phỏng 24 hành tinh bay theo cùng quỹ đạo giống như những viên ngọc trai trên một sợi dây chuyền.

Trái đất và 7 hành tinh khác cùng quay trong Hệ Mặt trời nhưng di chuyển theo quỹ đạo riêng. Tuy nhiên, các hệ sao khác có thể có 2, 3 hoặc thậm chí 24 hành tinh đuổi theo nhau trên cùng quỹ đạo quanh sao chủ, Popular Science hôm 3/5 đưa tin.

Bao nhiêu hành tinh có thể bay cùng quỹ đạo?
Số hành tinh chia sẻ cùng quỹ đạo quanh sao chủ có thể lên tới 24. (Ảnh: BBC).

Mô phỏng trên máy tính của một nhóm nhà thiên văn học quốc tế minh họa cách hơn hai chục hành tinh có thể chia sẻ cùng quỹ đạo trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. Cấu hình này có thể ổn định suốt hàng tỷ năm, thậm chí lâu hơn ngôi sao chúng quay xung quanh, theo trưởng nhóm nghiên cứu Sean Raymond ở Phòng thí nghiệm Vật lý thiên văn Bordeaux.

Có một số ví dụ về những thiên thể nhỏ cùng quỹ đạo. Hệ Mặt trời có vài quỹ đạo kỳ lạ gọi là quỹ đạo móng ngựa hoặc nòng nọc, tùy theo hình dáng của chúng. Những tiểu hành tinh Trojan chia sẻ quỹ đạo nòng nọc với sao Mộc ở các điểm phía trước và sau hành tinh khí khổng lồ. Hai mặt trăng của sao Thổ là Janus và Epimethus, quay quanh hành tinh này theo quỹ đạo hình móng ngựa và định kỳ đổi chỗ cho nhau. Do đó, giới nghiên cứu cho rằng có thể tồn tại những ngoại hành tinh bay chung quỹ đạo.

Mô phỏng của Raymond và cộng sự cũng hé lộ hành tinh cùng quỹ đạo có dấu hiệu đặc trưng để các nhà thiên văn học trên Trái đất quan sát. Kính viễn vọng không gian Kepler và nhiều đài quan sát khác có thể phát hiện biến động thời gian quá cảnh (TTV), trong đó lực hấp dẫn giữa những hành tinh gần nhau thay đổi nhẹ khi hành tinh di chuyển qua phía trước sao chủ. TTV từ hệ sao gồm 24 hành tinh lớn cỡ Trái đất chia sẻ cùng quỹ đạo sẽ đủ lớn để giới thiên văn học có thể quan sát. Nhưng họ sẽ mất nhiều tháng tới nhiều năm theo dõi để phát hiện ảnh hưởng, theo nhà thiên văn học Rob Zellem ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA và khám phá chưa từng thấy từ vật thể mang hai

NASA và khám phá chưa từng thấy từ vật thể mang hai "bóng ma"

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA đã lần lượt phát hiện hai " bóng ma" bí ẩn xung quanh TW Hydrae, một ngôi sao mới 10 triệu năm tuổi nằm cách chúng ta 200 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 08/05/2023
Lý do gần 200 mảnh đá sao Hỏa rơi xuống Trái đất

Lý do gần 200 mảnh đá sao Hỏa rơi xuống Trái đất

Các nhà nghiên cứu phát hiện ngay cả va chạm nhẹ giữa tiểu hành tinh và sao Hỏa cũng có thể đẩy đá bắn vào không gian và bay tới Trái Đất.

Đăng ngày: 08/05/2023
Lần đầu tiên tìm ra

Lần đầu tiên tìm ra "trái tim" Mặt trăng: Trông y hệt Trái đất!

Sau nửa thế kỷ tìm kiếm, các nhà khoa học cuối cùng cũng xác định được những gì ẩn chứa trong Mặt trăng - vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất. Đó là một phát hiện hoàn toàn bất ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2023
Kính viễn vọng Hubble chụp được ảnh thiên hà tương tác cực sáng

Kính viễn vọng Hubble chụp được ảnh thiên hà tương tác cực sáng

Quá trình tạo ra bức xạ vô cùng lớn làm AGN trở thành nguồn phát bức xạ mạnh nhất trong vũ trụ với độ sáng tương đương với bức xạ của hàng tỷ ngôi sao phát ra từ một vùng chỉ bằng Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 07/05/2023
Kính viễn vọng 10 tỷ USD phát hiện hơi nước bí ẩn ngoài Hệ Mặt trời

Kính viễn vọng 10 tỷ USD phát hiện hơi nước bí ẩn ngoài Hệ Mặt trời

Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện ra hơi nước xung quanh một hành tinh đá ngoài Hệ Mặt trời, quay quanh một ngôi sao nằm cách Trái đất 26 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 07/05/2023
Phát hiện đất hiếm ở ngoại hành tinh nóng 4.000 độ C

Phát hiện đất hiếm ở ngoại hành tinh nóng 4.000 độ C

Các nhà khoa học lần đầu tiên tìm thấy nguyên tố terbium trong khí quyển của KELT-9b, một trong những ngoại hành tinh nóng nhất từng ghi nhận.

Đăng ngày: 06/05/2023
Trung Quốc và Nhật Bản lý giải bí ẩn liên quan đến thiết không gian bị mất liên lạc

Trung Quốc và Nhật Bản lý giải bí ẩn liên quan đến thiết không gian bị mất liên lạc

Trung Quốc và Nhật Bản đã lên tiếng giải thích bí ẩn xoay quanh thiết bị không gian đã mất liên lạc của các nước này.

Đăng ngày: 05/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News