Bắt được "núi lửa ngược đời" đang phun trào trên bầu trời

Quá trình theo dõi chặt chẽ sao chổi 29P/Schwassmann-Wachmann (29P) đã được đền đáp khi các nhà khoa học ghi nhận trực tiếp được cú phun trào dữ dội của một ngọn núi lửa băng bí ẩn.

Theo Live Science, núi lửa băng là một dạng núi lửa hoàn toàn ngược với núi lửa trên Trái Đất và chỉ có thể tìm thấy ở những vật thể vũ trụ cư trú ở nơi xa xôi, lạnh giá của hệ Mặt Trời.

Các nhà thiên văn học gần đây đã dự báo 29P sắp phun trào, nên đưa vào danh sách theo dõi chặt chẽ.

Quả thật vào đầu tháng 4, nhóm khoa học gia từ Hiệp hội Thiên văn học Anh (BAA) đã quan sát thấy độ sáng của 29P tăng đột biến. Các dữ liệu phân tích ánh sáng sau đó cho thấy đó đúng là cú phun trào của núi lửa băng trên sao chổi.


Sao chổi 29P - (Ảnh: NASA).

Theo Spaceweather, vụ phun trào mới nhất giống như cảnh tượng khi nút chai vừa bật ra khỏi chai sâm panh, dù các nhà khoa học vẫn chưa định lượng chính xác được sức mạnh của nó.

Sự lóe sáng khi băng giá phun trào là do ánh sáng phản xạ từ khí và băng, còn được gọi là "cryomagma", khi sao chổi bước vào giai đoạn thăng hoa vì đến gần Mặt Trời.

Trước đó vào tháng 11 năm 2022, một vụ phun trào khác từ sao chổi này đã giải phóng ra không gian hơn 1 triệu tấn cryomagma, trở thành vụ nổ thứ 2 cùng loại từng được ghi nhận trong 12 năm qua.

Tuy nhiên như mọi vụ phun trào sao chổi khác, các nhà khoa học không thể dự đoán trước khi nào vụ phun trào năm 2022 xảy ra nên không thể quan sát nó trực tiếp và trọn vẹn như lần này.

Sự kiện mới nhất sẽ giúp họ có thêm nhiều dữ liệu rõ ràng hơn để hiểu về các núi lửa băng bí ẩn trong Hệ Mặt trời.

Núi lửa băng cũng tồn tại trên một số vật thể băng giá khác, ngoài sao chổi thì các mặt trăng của các hành tinh khác như Enceladus của sao Thổ hay Triton của sao Hải Vương cũng được cho là có núi lửa băng.

29P là một trong nhưng sao chổi thuộc Vành đai Kuiper, một vòng vật thể băng giá bên ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương, nhưng sau đó được đẩy vào khu vực gần Mặt trời hơn là khu vực quanh sao Mộc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện thế giới khác đầy

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất

Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Đăng ngày: 23/02/2025
Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Đăng ngày: 21/02/2025
Kính viễn vọng Hubble phát hiện

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời

Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 21/02/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tháng 1 năm 2023:

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm

Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Đăng ngày: 20/02/2025
Tìm thấy những ngôi sao

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm

Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao "ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.

Đăng ngày: 19/02/2025
James Webb chụp được

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng

Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Đăng ngày: 18/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News