Châu Âu - Nhật Bản chụp trực tiếp hành tinh gấp 5.000 lần Trái đất, có nước
Tàu vũ trụ Gaia trong quá trình làm nhiệm vụ lập bản đồ Milky Way (Ngân Hà, tức thiên hà chứa Trái đất) đã phát hiện ra một "đường gấp khúc" trong chuyển động của một ngôi sao mang tên HIP-99770, cho thấy nó có thể bị tác động bởi một vật thể khổng lồ nào đó.
Các quan sát kỹ càng hơn sau đó với sự hỗ trợ của Kính viễn vọng Subaru (đặt tại Hawaii - Mỹ) của Đài thiên văn Quốc gia Nhật Bản đã giúp các nhà khoa học chụp được hình ảnh đặc biệt hiếm hoi về một hành tinh khổng lồ quay quanh ngôi sao đó.
Hình ảnh ngoạn mục về một hành tinh ngoài Hệ Mặt trời - (Ảnh: SUBARU/UTSA)
Theo Science Alert, đó là một điều hiếm thấy bởi trước đây các nghiên cứu về ngoại hành tinh thường chỉ có thể dựa trên dữ liệu quang phổ, dữ liệu gián tiếp về cách hành tinh đó tương tác với sao mẹ và các phép đo thiên văn khác. Đơn giản vì chúng quá xa để nhìn thấy trực tiếp.
Nhưng hành tinh mang tên HIP-99770b xuất hiện như một dịp may hiếm có, một phần vì nó quá lớn.
"Việc thực hiện nghiên cứu trên cả hình ảnh trực tiếp và phép đo thiên văn cho phép chúng tôi hiểu đầy đủ về một ngoại hành tinh: Đo bầu khí quyển, cân nặng và theo dõi nó cùng một lúc" - nhà vật lý thiên văn Thayne Currie, đang đồng thời công tác tại nhóm điều hành Kính viễn vọng Subaru và Trường Đại học Texas ở San Antonio (Mỹ), cho biết.
HIP-99770b không giống Trái đất, nhưng là khởi đầu cho niềm hy vọng quan sát trực tiếp một người anh em song sinh của Trái đất trong tương lai.
Các dữ liệu quang phổ cho thấy hành tinh này cách sao mẹ của nó tới 17 đơn vị thiên văn, tức 17 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời.
Nó cũng to lớn và nặng khủng khiếp, với khối lượng 14-16 lần sao Mộc (tương đương hơn 4.450 đến hơn 5.000 lần Trái đất), dù bán kính chỉ khoảng 1,05 sao Mộc.
Ngôi sao mẹ của nó lớn hơn Mặt trời nhiều nên hành tinh này nhận được lượng bức xạ tương đương sao Mộc, với bằng chứng về nước và carbon monoxide trong bầu khí quyển.
Nghiên cứu ban đầu vừa được công bố trên Science; trong khi các kết quả bổ sung từ các bước phân tích cụ thể hơn tiếp theo sẽ được công bố vào cuối năm nay và năm sau.

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Thành phần sự sống bất ngờ hiện ra cách Trái đất 1.000 năm ánh sáng
Nguồn nguyên liệu để bắt đầu một thế giới có sự sống như Trái đất đã được tìm thấy trong Đám mây phân tử Perseus, một cụm sao và khí trẻ trong không gian sâu.

Tổng quan về sao Hỏa
Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược
Giống hệt như phim “The Twilight Zone”, nhóm các nhà khoa học NASA đang nghiên cứu tại Nam Cực đã phát hiện bằng chứng về một vũ trụ song song – nơi các quy tắc vật lý hoàn toàn đối lập với vũ trụ của chúng ta.

Điều gì xảy ra nếu bạn rơi vào một ngôi sao neutron đen?
Sao neutron đen là một vật thể bí ẩn, đen tối đã xuất hiện ở rìa ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Phát hiện ngôi sao lạ trong vũ trụ, thách thức các giới hạn khoa học
Các nhà thiên văn học đã khám phá một vật thể trong vũ trụ, cho rằng đó là sao neutron, song một giả thuyết khác đã được đưa ra về ngôi sao lạ này.
