Bắt được sóng vô tuyến khó hiểu từ “hành tinh của hư không”
Các nhà khoa học vừa phát hiện sóng vô tuyến lẽ ra không thể tồn tại từ một vật thể nửa giống sao, nửa giống hành tinh, ra đời từ đám mây phân tử giữa các vì sao.
Theo Live Science, vật thể bí ẩn đó là ngôi sao lùn nâu mang tên W0623, được phát hiện lần đầu vào năm 2011, nằm cách Trái đất khoảng 37 năm ánh sáng.
Sao lùn nâu được coi là vật thể nửa hành tinh, nửa sao, một dạng "ngôi sao thất bại" hoặc "hành tinh cao cấp".
Sao lùn nâu - (Ảnh đồ họa từ LIVE SCIENCE)
Công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal Letters hôm 13-7. Khoa học gia dẫn đầu bởi tiến sĩ Kovi Rose từ Đại học Sydney, tác giả chính của nghiên cứu đã phát hiện ra sóng vô tuyến yếu ớt từ W0623, khiến nó trở thành ngôi sao lạnh nhất từng phát ra dạng bức xạ điện từ này.
Sóng vô tuyến là thứ có thể sinh ra tự nhiên và phát ra từ các ngôi sao lớn và nóng hơn nhiều so với W0623, do tính chất động lực học.
W0623 gần như không có cách nào phát ra sóng vô tuyến đủ để phát hiện từ Trái đất, nhưng nó đã làm điều đó một cách bất ngờ và đầy bí ẩn.
Theo lý thuyết, sao lùn nâu cũng có thể phát ra sóng vô tuyến tự nhiên, nhưng là nhóm sao lùn nâu có nhiệt độ bề mặt khoảng 2.200 độ C trở lên.
W0623 có nhiệt độ chỉ có 425 độ C, nguội hơn cả một ngọn lửa trại thông thường. Nó thậm chí còn nhỏ hơn sao Mộc một chút về kích thước, dù khối lượng lớn hơn khoảng 44 lần.
Nhóm nghiên cứu thừa nhận "không thể biết đầy đủ" về nguyên nhân thế giới bí ẩn này phát ra sóng vô tuyến. Họ sẽ cần thêm các nghiên cứu để trả lời câu đố thú vị này.
Bản thân sao lùn nâu cũng là một bí ẩn lớn của vũ trụ. Chúng quá to để là một hành tinh, nhưng quá nhỏ so với một ngôi sao.
Kích thước "lỡ cỡ" này không đủ giúp duy trì phản ứng nhiệt hạch trong lõi, nên không thành sao được, nhưng cũng không ra đời như một hành tinh, vì không hề có sao mẹ.
Các hành tinh như Trái đất phải ra đời từ đĩa tiền hành tinh của một sao mẹ nào đó, nhưng sao lùn nâu lại như "hành tinh từ hư không", ra đời từ các đám mây phân tử theo cách các ngôi sao ra đời.
Vì không có sao mẹ, các "hành tinh từ hư không" này luôn chìm trong bóng tối, nên đa phần các nhà khoa học cho rằng nó khó có thể sinh sống được. Nhưng một số bằng chứng lại cho thấy nó vẫn có những "ngách" nhất định cho sự sống, sau khi những sinh vật sống không cần ánh sáng dần được tìm ra ngày một nhiều ngay trên Trái đất.
Nhưng vì chìm trong bóng tối nên các sao lùn nâu là dạng vật thể rất khó quan sát. Các nhà khoa học hy vọng các thiết bị ngày một tối tân sẽ giúp họ tìm ra thêm nhiều vật thể ma quái này hơn, từ đó hoàn thiện thêm mảnh ghép còn rất rời rạc.

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

NASA tìm ra "dấu hiệu sự sống" trên vật thể thấy được bằng mắt thường
Một "vườn ươm sao" huyền ảo mà bạn có thể nhìn thấy trên bầu trời những đêm không trăng vừa hé lộ thứ có thể là tín hiệu về sự ra đời của các hành tinh giống như Trái đất.
