Bất ngờ về cách người cổ đại sử dụng lửa trong hang động mà không bị ngạt khói
Một nghiên cứu mới thực hiện bởi các nhà khảo cổ học về thời tiền sử tại Đại học Tel Aviv ở Israel đã tiết lộ bí mật về cách người cổ đại (sống trong khoảng từ 150.000 đến 170.000 năm trước) sử dụng lửa trong hang động.
Dữ liệu khảo cổ được thu thập tại hang động Lazaret tại Pháp. Nơi đây cũng là nơi đầu tiên mà người tiền sử cư ngụ dưới thời đồ đá cũ. Các cuộc khai quật đã chứng minh rằng "những cư dân trong hang động" đã chọn các địa điểm giống nhau qua nhiều thế kỷ để đặt các lò lửa cho cộng đồng của họ. Điều này chỉ ra rằng sự lựa chọn của họ hoàn toàn dựa trên tính toán logic, chứ không phải ngẫu nhiên.
Hình ảnh khai quật tại hang Lazaret, Pháp.
Qua những nghiên cứu, các nhà khảo cổ học tại Đại học Tel Aviv đã có thể xác thực được tính đúng đắn của lý thuyết này. Người tiền sử chọn những nơi đặt lửa dựa trên những hiểu biết họ có về đặc tính và thuộc tính của lửa. Bọn họ nhóm lửa ở những địa điểm phù hợp để duy trì một môi trường sống thoải mái trong hang động. Nơi họ có thể trú ngụ một cách an toàn và chống chọi với thời tiết khắc nghiệt bên ngoài.
Cách tính toán về các luồng khói trong hang động
Trong quá khứ, việc nghiên cứu về cách khói di chuyển trong hang động diễn ra vô cùng thủ công. Để thực hiện, chúng ta phải trực tiếp đến những hang động đó và nhóm lửa. Sau đó, thực hiện các tính toán, đo đạc để tìm ra hướng đi của khói. May thay, với sự phát triển của công nghệ, chúng ta có một cách khác hiệu quả hơn.
Theo đó, các nhà khoa học sử dụng mô hình phần mềm mô phỏng sự phân tán của khói để tái hiện lại hoạt động này. Bằng cách này, các nhà khoa học ở Đại học Tel Aviv đã có thể tính toán chính xác mức độ tiếp cận của khói qua 16 địa điểm thử lửa giả tưởng.
Hình ảnh mô tả sự phân tán của khói trong hang động.
Khói tỏa ra theo nóc hang và tiến đến cửa hang. Mũi tên tượng trưng cho chiều không khí lưu thông. Đường đứt đoạn tượng trưng cho các điểm cân bằng giữa dòng chảy không khí nóng và lạnh.
Qua tính toán cẩn thận, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một nơi hoàn hảo cho việc dựng lò lửa lâu dài. Nếu nhóm lửa ở đây, con người có thể nằm ngủ cạnh lửa bất kể thời gian mà không phải lo lắng về việc chết ngạt. Phần này chiếm ít hơn 10% trong hang động rộng 290m2 và gần với trung tâm của hang động. Không phụ công của các nhà nghiên cứu, phần này hoàn toàn trùng với địa điểm đặt lò lửa được nhận định ở hang động Lazaret.
Vậy đâu là lý do chính khiến người cổ đại sở hữu khả năng thần kỳ này?
Theo các nhà nghiên cứu, cách thử và rút ra kết luận không đủ để quyết định địa điểm đặt lò lửa của người tiền sử. Bởi nếu điều này là sự thật, những di tích khảo cổ phải để lại những tàn tích của lửa ở nhiều hang động ngẫu nhiên. Tuy nhiên, chúng ta lại chỉ phát hiện tàn tích của lửa ở những địa điểm cụ thể. Điều này chứng minh rằng, người làm lửa có những tính toán nhất định và nhất quán trong quyết định của họ.
"Sự mô phỏng về độ dày đặc của khói ở hang động Lazaret của chúng tôi đã cho thấy rõ rằng người ở thời đồ đá cũ đã có khả năng lựa chọn những địa điểm hoàn hảo để dựng lò lửa", các nhà khảo cổ viết trên Báo cáo Khoa học. "Khả năng này là phản ánh của những trải nghiệm, bộ óc thông minh và hành động được lên kế hoạch từ trước của họ".
Ngoài ra, một nguyên nhân tiên quyết đó chính là nhờ bản năng sinh tồn mạnh mẽ của loài người đã thúc đẩy họ học hỏi không ngừng để tìm kiếm ra nơi sinh sống.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
