Bất ngờ với loài "rắn bốn chân" xuất hiện cách đây 110 triệu năm

Các nhà cổ sinh vật học tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng về mối liên hệ giữa rắn và thằn lằn.

Cách đây 6 năm, giới cổ sinh vật học đã phải sửng sốt khi phát hiện ra loài "rắn bốn chân". Hóa thạch được phát hiện ở Brazil và nhờ nó, các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên kết còn thiếu trong cây tiến hóa của rắn và thằn lằn.

Bất ngờ với loài rắn bốn chân xuất hiện cách đây 110 triệu năm
Phát hiện về "rắn bốn chân" khiến các nhà khoa học tỏ ra vô cùng thích thú. (Ảnh: James Brown/UOP)

Nghiên cứu đã xác định niên đại của sinh vật kỳ lạ là vào khoảng 110 triệu năm trước – thuộc kỷ Phấn trắng sớm – họ đặt tên sinh vật này là Tetrapodophis amplectus.

Tiến sĩ Dave Martill từ Đại học Portsmouth, Vương quốc Anh, chủ nhân bài báo được xuất bản trên tạp chí Khoa học, cho biết vào thời điểm đó: "Hóa thạch này đã trả lời được một số câu hỏi rất quan trọng, chẳng hạn như là rắn tiến hóa từ thằn lằn đào hang, chứ không phải từ thằn lằn biển".

Nhưng vẫn còn đó một vấn đề nhỏ: Các nhà nghiên cứu không hoàn toàn tin rằng Tetrapodophis amplectusr là một con rắn.

Theo phân tích mới của các nhà nghiên cứu tại Đại học Alberta, Canada, loài bò sát này rất có thể là một loài thằn lằn biển, thân dài. Ý tưởng này bất ngờ được đề xuất bởi nhà cổ sinh vật học Michael Caldwell, người đã trình bày phát hiện của mình trên Tạp chí Cổ sinh vật học Hệ thống. Ông nói: "Từ lâu, người ta đã tin rằng rắn là thành viên của dòng động vật có xương sống bốn chân, do kết quả của quá trình chuyên môn hóa tiến hóa, chúng đã bị mất tứ chi".

Ông giải thích thêm: "Đâu đó trong hồ sơ hóa thạch của loài rắn cổ đại, chúng vẫn có bốn chân. Do đó, người ta từng dự đoán rằng việc phát hiện ra hóa thạch của một con rắn có bốn chân là chuyện sớm hay muộn mà thôi".

Bất ngờ với loài rắn bốn chân xuất hiện cách đây 110 triệu năm
Tetrapodophis amplectus rất có thể là một con thằn lằn chứ không phải rắn. (Ảnh: Julius Csotonyi).

Trong nghiên cứu ban đầu năm 2015, các nhà nghiên cứu tuyên bố đã tìm thấy những bằng chứng đầu tiên về loài rắn bốn chân. Giáo sư Caldwell cho biết: "Đây sẽ là một khám phá rất quan trọng".

Tuy vậy, ông tin rằng phân tích ban đầu bị "một số sai lệch" về giải phẫu và hình thái của sinh vật. Những đặc điểm này thoạt nhìn có vẻ có liên quan mật thiết đến loài rắn, nhưng theo phân tích mới, các đặc điểm của sinh vật này phù hợp hơn với các đặc điểm của thằn lằn dolichosaurs.

Nhà cổ sinh vật học cho biết: "Có rất nhiều câu hỏi về tiến hóa có thể được trả lời thông qua việc tìm thấy hóa thạch rắn bốn chân, nhưng chỉ khi đó là sự thật. Kết luận chính của nhóm chúng tôi là Tetrapodophis amplectus trên thực tế không phải là rắn và đã bị phân loại sai. Thay vào đó, tất cả các khía cạnh giải phẫu của nó đều phù hợp với nhóm thằn lằn biển đã tuyệt chủng từ kỷ Phấn trắng được gọi là dolichosaurs".

Chuyên gia và các đồng nghiệp của ông đã đưa ra những kết luận này dựa trên hóa thạch được khai thác. Ông giải thích: "Khi tảng đá chứa mẫu vật bị tách ra, bộ xương và hộp sọ cuối cùng nằm của nó ở các mặt đối diện của phiến đá, với một khuôn tự nhiên giữ nguyên hình dạng của mặt đối diện. Nghiên cứu ban đầu chỉ mô tả hộp sọ và bỏ qua khuôn tự nhiên, mà thực tế thì có một số đặc điểm cho thấy rõ ràng rằng Tetrapodophis không có hộp sọ của rắn - thậm chí không phải của động vật nguyên thủy".

Bất chấp những công bố gây sốc, các nhà nghiên cứu cho rằng hóa thạch vẫn có thể tiết lộ nhiều thông tin về quá khứ.

Theo đồng tác giả nghiên cứu Tiago Simões, một nhà cổ sinh vật học người Brazil và là cựu nghiên cứu sinh của Đại học Alberta, Tetrapodophis có nhiều đặc điểm độc đáo được các nhà cổ sinh vật học quan tâm. Ông nói: "Một trong những thách thức lớn nhất khi nghiên cứu Tetrapodophis là bởi đây là một trong những hóa thạch vảy nhỏ nhất từng được tìm thấy".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mặt nạ kỵ binh La Mã 1.800 năm tuổi được phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ

Mặt nạ kỵ binh La Mã 1.800 năm tuổi được phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ

Mặt nạ mới khai quật ở Thổ Nhĩ Kỳ là bằng chứng khẳng định sự tồn tại của Đế chế La Mã trong khu vực.

Đăng ngày: 25/11/2021
Quật mộ cổ ngàn năm tuổi, sững người phát hiện 68 bím tóc dị thường

Quật mộ cổ ngàn năm tuổi, sững người phát hiện 68 bím tóc dị thường

Trong quá trình khai quật mộ cổ liên quan đến người Hung Nô, các chuyên gia phát hiện dị vật là 68 bím tóc lớn. Từ đây, bí mật rùng rợn được hé lộ.

Đăng ngày: 24/11/2021
Phát hiện hai bức tượng thần 1.500 tuổi bị ghép nhầm tay chân

Phát hiện hai bức tượng thần 1.500 tuổi bị ghép nhầm tay chân

Khi tiến hành công tác bảo tồn vài chục năm trước, các chuyên gia đã ghép sai một số phần của hai bức tượng thần Krishna ở Campuchia và Mỹ.

Đăng ngày: 24/11/2021
Kinh ngạc

Kinh ngạc "thế giới vượt thời gian" của người Maya giấu dưới đầm nước

Một bằng chứng mới về sự phát triển vượt thời gian của người Maya vừa được khai quật dưới đầm phá Belize bên bờ Caribean, cho thấy đế chế này sở hữu một nền công nghiệp đáng nể.

Đăng ngày: 24/11/2021
Thiếu niên 13 tuổi bất ngờ nổi tiếng khắp nước Anh vì tìm được

Thiếu niên 13 tuổi bất ngờ nổi tiếng khắp nước Anh vì tìm được "báu vật cổ"

Milly Hardwick 13 tuổi đã tìm thấy chiếc rìu cổ từ thời đại đồ đồng hiếm có.

Đăng ngày: 24/11/2021
Khai quật mộ cổ 2.000 năm, choáng ngợp thấy sư tử vàng nặng cả tấn cùng vô số báu vật

Khai quật mộ cổ 2.000 năm, choáng ngợp thấy sư tử vàng nặng cả tấn cùng vô số báu vật

Ngôi mộ cổ 2.000 năm được phát hiện tại khu khảo cổ Tân Cương (Trung Quốc) đã khiến các nhà khảo cổ học choáng váng vì có vô số báu vật thuộc hàng " quốc bảo".

Đăng ngày: 23/11/2021
Ngôi mộ tập thể ở Peru hé lộ hàng chục phụ nữ sống chết với nghề dệt vải?

Ngôi mộ tập thể ở Peru hé lộ hàng chục phụ nữ sống chết với nghề dệt vải?

Bộ Văn hóa Peru cho biết, vì những người phụ nữ được chôn cùng với những món đồ này, nên họ có thể là những người chuyên tâm vào dệt vải.

Đăng ngày: 23/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News