Bất ngờ vụ nổ sao băng ở Vương quốc Anh

Vừa qua, một ngôi sao băng đã phát nổ ngoài không gian gần với bầu khí quyển của Trái đất. Một số người cho rằng, một vài mảnh đá vỡ sẽ tấn công Trái đất và dự tính điểm đến của chúng sẽ là bầu trời ở Vương Quốc Anh.

Tuần trước, khu vực Scotland và Bắc Ireland đã được chứng kiến một quả cầu lửa tuyệt đẹp trên bầu trời và khu vực phía nam của nước Anh cũng vậy. Theo phân tích từ Tổ chức Sao băng Quốc tế (IMO), thiên thạch sẽ đi vào bầu trời miền trung Scotland, khi bay qua đảo Skye và nó sẽ mờ dần. Hơn 100 người cho biết đã nhìn thấy thiên thạch rực sáng, ngay sau đó họ đã đổ xô đến IMO để kể chi tiết sự việc.


Vụ nổ sao băng vừa qua đã được nhiều người dân Anh chứng kiến.

Một nhân chứng tên Adam chia sẻ: "Nó giống không giống như những ngôi sao băng khác mà tôi từng thấy. Trông gần nó giống như một tên lửa hoặc thứ gì đó... đang bốc cháy. Đối với tôi, đó là một hiện tượng thực sự hiếm gặp". Một nhân chứng khác tên Lynn cho biết thêm: "Bầu trời đột ngột xuất hiện một vòng tròn màu trắng sáng trên giao lộ Queensferry và di chuyển về phía Dunfermline, sau đó nó mờ dần và biến mất. Tôi đã nhìn thấy rất nhiều ngôi sao băng, nó to hơn rất nhiều những ngôi sao đó, trông như nó ở rất sát mặt đất".


Những nơi người dân có thể nhìn thấy sao băng.

Rất may, đã không có bất kỳ vụ bắn phá nào do ngôi sao băng này gây ra và hiện tượng ánh sáng xuất hiện được cho là do một thiên thạch nhỏ va vào bầu khí quyển. Các thiên thạch có thể tạo ra các tia ánh sáng dữ dội, khi không khí - thứ mà chúng chưa từng gặp trước khi va vào bầu khí quyển của Trái đất - lọt vào các lỗ rỗng và khiến chúng phát nổ.


Sao băng được nhìn thấy trên khắp miền bắc Vương quốc Anh.

IMO cho biết: "Quả cầu lửa này có vẻ sáng hơn bình thường. Do vận tốc chúng tấn công vào bầu khí quyển của Trái đất rất cao, các mảnh vỡ lớn hơn một milimét có khả năng tạo ra một tia sáng khi chúng chạy xuyên qua các tầng khí quyển phía trên". Những thiên thạch này thường được các nhà khoa học gọi là quả cầu lửa và chúng thường gây ra sợ hãi cho những người chứng kiến.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News