Bầu trời ở các hành tinh khác có xanh như ở Trái đất không?

Trước khi nói về khí quyển của các hành tinh khác, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khí quyển là gì.

Thông thường khí quyển được hiểu là lớp ngoài cùng của một hành tinh. Ở những hành tinh có bề mặt là chất rắn như Trái đất thì khí quyển là lớp nhẹ và mỏng nhất.

Đặc điểm của khí quyển do thành phần cấu tạo nên nó quyết định. Khí quyển không có đá hay biển cuộn sóng mà khí quyển gồm các loại khí.


Khí quyển của Trái đất chia làm nhiều lớp.

Trong khí quyển có gì?

Khí quyển có thể chứa rất nhiều loại khí. Thành phần chính của khí quyển Trái đất là khí ni-tơ (nitrogen), khí này gần như không phản ứng với bất cứ thứ gì, vì thế nó còn được gọi là khí trơ. Tiếp theo, khí quyển Trái đất có ô-xi (oxygen), là khí chúng ta cần để thở. Ngoài ra, còn có 2 loại khí quan trọng khác là a-gông (argon) và các-bon đi-ô-xít (carbon dioxide, viết tắt là CO2). Cuối cùng là một lượng rất nhỏ bao gồm nhiều loại khí khác.

Sự pha trộn các loại khí tạo nên màu của khí quyển.

Khí quyển của Trái đất chứa các khí có xu hướng phản xạ ánh sáng màu xanh ở mọi phương hướng (gọi là tán sắc), nhưng vẫn cho hầu hết các màu sắc khác của ánh sáng đi qua. Ánh sáng tán sắc này tạo nên màu xanh của khí quyển của Trái đất.

Vậy các hành tinh khác có khí quyển màu xanh không? Chắc chắn là một số hành tinh khác cũng có.

Các hành tinh khác

Khí quyển của hai hành tinh khổng lồ trong hệ Mặt Trời của chúng ta là sao Hải Vương và sao Thiên Vương đều có màu xanh rất đẹp nhưng màu xanh của chúng lại khác với màu xanh của Trái đất. Đó là vì chúng có rất nhiều khí mê-tan (methane) bao xung quanh.


Khí quyển của sao Thiên Vương (trái) ngả sang xanh lá nhiều hơn so với sao Hải Vương (phải).

Còn khí quyển của sao Mộc và sao Thổ lại có màu khác hẳn. Các tinh thể đá có thành phần hóa học là a-mô-ni-ắc (amoniac) trong lớp khí quyển ngoài cùng của sao Thổ làm cho sao Thổ có màu vàng nhạt.

Khí quyển của sao Thiên Vương cũng có một ít amoniac nên hành tinh này có màu xanh ngả sang xanh lá chứ không xanh nước biển sẫm như sao Hải Vương.

Khí quyển của sao Mộc có màu nâu đặc trưng xen các dải kẻ màu cam, đó là vì các loại khí ở đây chứa phốt-pho (phosphorus) và sun-phua (sulfur), và thậm chí còn có cả các hợp chất hóa học hi-đrô các-bon (hydrocarbons).

Trong một số trường hợp đặc biệt, toàn bộ hành tinh chỉ là bầu khí quyển khổng lồ mà không có bề mặt rắn. Các nhà thiên văn học và các nhà khoa học nghiên cứu hành tinh vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem dưới lớp khí quyển thì sao Mộc và sao Thổ có bề mặt rắn hay không hay chúng chỉ là những quả cầu khí khổng lồ.


Tàu vũ trụ Cassini đã chụp được bức ảnh này của sao Thổ vào năm 2010.

Tuy vậy, vẫn có một số hành tinh không hề có khí quyển. Hàng xóm gần nhất của Mặt Trời là sao Thủy chẳng hạn, bề mặt của nó tiếp xúc trực tiếp với vũ trụ bao la.

Bên ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta

Nãy giờ chúng ta đã nói về khí quyển của các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Thế còn các hành tinh ở các hệ khác, các hành tinh quay quanh các ngôi sao khác thì sao?

Các nhà thiên văn học vẫn đang nghiên cứu khí quyển của các hành tinh này (chúng được gọi là các ngoại hành tinh) trong hơn 20 năm qua. Tuy vậy mãi đến tận năm ngoái họ mới quyết định tập trung thám hiểm bầu khí quyển của một ngoại hành tinh có bề mặt rắn. Hành tinh này được đặt tên là LHS 3844b và nó xa đến nỗi ánh sáng từ đó cũng phải mất 50 năm mới đến được Trái đất.

LHS 3844b nặng gấp 2 Trái đất và các nhà thiên văn học cho rằng bầu khí quyển của nó khá đặc. Điều ngạc nhiên là nó gần như không có khí quyển, vì thế nó giống với sao Thủy hơn là Trái đất.

Vẫn còn rất nhiều điều chúng ta cần tìm hiểu về các hành tinh xa xôi và khám phá ra một nơi nào đó có khí quyển giống như Trái đất để sẵn sàng cho sự sống sinh sôi thì vẫn là hành trình tìm kiếm rất dài.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News