"Bay" lên trời trốn cá nục, cá chuồn lại thành mồi ngon của chim cốc biển

Đoạn video được các nhà làm phim của BBC quay tại một vùng biển nước ấm, ghi lại khoảnh khắc ấn tượng trong cuộc chiến sinh tồn giữa những loài sinh vật dưới biển và trên không.

Đó là thời điểm nơi ẩn náu của đàn cá chuồn bị lộ. Chúng đã rơi vào "tầm ngắm" của cá nục heo cờ. Khi ấy, việc trốn thoát gần như bất khả thi. Nhưng cá chuồn có khả năng rất đặc biệt. Để tránh khỏi việc bị săn mồi, chúng vội vã đẩy cơ thể lên mặt nước và "bay" lên không trung. Nhờ sức gió mạnh giúp chúng có thể bay liệng xa hàng trăm mét.


 Đàn cá chuồn "bay" khỏi mặt biển để trốn sự truy bắt của cá nục heo cờ. (Ảnh cắt từ clip).

Nhưng chưa kịp "vui mừng" vì trốn thoát, đàn cá chuồn lại bị chim cốc biển "để mắt" tới. Những cú "bay" lên trên cao của đàn cá chuồn là những gì chim cốc biển đang chờ đợi.

Loài chim cốc tham gia vào cuộc đi săn khiến cá chuồn mắc kẹt giữa hai kẻ thù trên trời và dưới nước. Nếu cá chuồn "bay" cao quá, chúng dễ dàng thành mồi ngon của chim cốc biển. Nhưng nếu chúng lặn xuống quá sâu để tránh kẻ thù trên không, miệng của cá nục heo cờ đang chờ đợi sẵn.


 Tuy nhiên, nếu "bay" quá cao, chúng dễ dàng rơi vào "tầm ngắm" của chim cốc biển. (Ảnh cắt từ clip).

Cá chuồn là họ cá biển khoảng 40 loài. Chúng phân bố khắp thế giới ở vùng nước ấm, gây chú ý bởi khả năng "bay". Loài cá này có kích thước bé, đạt chiều dài tối đa khoảng 45cm, có vây cứng giống như cánh.

Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, cá chuồn không thực sự biết bay. Những chiếc vây có hình dạng và kích thước giống cánh, nhưng thực tế chúng chỉ lướt là là trên mặt nước. Chúng có thể tạo ra nhiều lượt "bay" trong một lần di chuyển. Mỗi lần chìm xuống, đuôi của chúng lại đẩy cơ thể lên.

Những con cá chuồn khỏe mạnh có thể "bay" tới 180m mỗi lượt, tổng lượt "bay" kéo dài tới 43 giây, đi được quãng đường 400m. Khả năng "bay" của cá chuồn chủ yếu nhằm thoát khỏi kẻ săn mồi, trong đó bao gồm cá thu, cá ngừ, cá kiếm và những loài lớn hơn. Cá chuồn ăn nhiều loại thức ăn khác nhau bao gồm cả những sinh vật phù du.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới

Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 22/06/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 22/06/2025
Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Đăng ngày: 22/06/2025
Biển Đỏ có thực sự là màu đỏ như tên gọi?

Biển Đỏ có thực sự là màu đỏ như tên gọi?

Màu nước biển có thực sự màu đỏ như tên gọi của vùng biển ở Ấn Độ Dương nằm giữa châu Phi và châu Á? Tại sao nó có cái tên như vậy?

Đăng ngày: 10/06/2025
Lý do không thủy cung nào dám nuôi

Lý do không thủy cung nào dám nuôi "sát thủ đại dương"

Cá mập trắng rất khó thích nghi với cuộc sống ở thủy cung vì nhiều lý do như chế độ ăn, không gian hạn chế và tác động từ môi trường bên ngoài, theo IFL Science.

Đăng ngày: 09/06/2025
Ốc cổ ngỗng - Hải sản giá

Ốc cổ ngỗng - Hải sản giá "cắt cổ" chỉ dành cho người giàu

Vùng biển xứ Galicia ở tây bắc Tây Ban Nha nổi tiếng với nhiều loài hải sản cao cấp, trong đó ốc cổ ngỗng được xem là có giá trị dinh dưỡng rất cao với rất nhiều nguyên tố vi lượng, vị lại ngọt ngon.

Đăng ngày: 02/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News