Bé 9 tháng tuổi cũng đoán được ai là bạn với ai

Các em bé còn ẵm ngửa thể hiện khả năng cho biết những ai là bạn và những ai là đối địch với nhau.

Thậm chí ngay cả trước khi các bé có các kỹ năng ngôn ngữ hoặc nhiều thông tin hơn về cấu trúc xã hội, chúng có thể phỏng đoán liệu người nào đó dường như là bạn bè bằng cách quan sát những thứ mà họ thích hay không thích, một nghiên cứu mới về khả năng nhận thức của các bé phát hiện thấy.

Các kết quả nghiên cứu mở ra một cửa sổ mới trong sự nhận thức sớm nhất của con người về thế giới xã hội xung quanh. Nghiên cứu cho thấy ngay cả những trẻ 9 tháng tuổi có thể chú ý xem liệu những người mà chúng đang quan sát có phải là bạn với nhau hay không.

“Đây là một bằng chứng đầu tiên cho thấy các em bé đang theo dõi mối các quan hệ xã hội của những người khác”, Amanda L.Woodward, giáo sư về Tâm lý học tại trường đại học Chicago và là một đồng tác giả của nghiên cứu cho biết. Nghiên cứu có tên “"Friends or Foes: Infants Use Shared Evaluations to Infer Others' Social Relationships” (Bạn bè hay kẻ thù: Trẻ em dùng đánh giá sự chia sẻ để suy ra các mối quan hệ xã hội của những người xung quanh) đã được xuất bản trực tuyến trên tạp chí Journal of Experimental Psychology: General.

Trong nghiên cứu này, 64 bé 9 tháng tuổi được chia ngẫu nhiên thành các nhóm và sau đó xem các video về hai người lớn. Mỗi người lớn đã ăn hai loại thức ăn và phản ứng tích cực hoặc tiêu cực với mỗi loại thực phẩm họ ăn. Trong một số video người lớn cùng chia sẻ phản ứng giống nhau, trong khi những người khác có phản ứng khác nhau.

Bé 9 tháng tuổi cũng đoán được ai là bạn với ai

“Chúng tôi đã miêu tả các đánh giá về thực phẩm vì thực phẩm có thể cung cấp các thông tin xã hội nổi bật một cách đặc biệt”, đồng tác giả của nghiên cứu, một trợ lý giáo sư tại trường đại học Chicago, Katherine D.Kinzler lưu ý. “Ăn uống cùng gia đình và những người bạn là tính xã hội cố hữu, và vì vậy các bé có thể có xu hướng đặc biệt sử dụng các hành vi ăn uống để suy luận, phỏng đoán về các mối quan hệ xã hội".

Để xem liệu các bé có liên kết các phản ứng đối với thức ăn với các mối quan hệ xã hội hay không, các thử nghiệm đã kiểm tra cách mà các bé phản ứng với các video tiếp theo, các video cho thấy các hoạt động của người lớn là tích cực hay tiêu cực với nhau. Trong video thể hiện một sự tương tác tích cực, những người lớn chào nhau bằng những nụ cười và nói “Chào bạn!” bằng một giọng thân thiện. Trong video khác, những người lớn quay lưng lại với nhau, khoanh tay họ lại và nói “Hmp” bằng một giọng không thân thiện chút nào.

Nhóm nghiên cứu đã đánh giá các phản ứng của các bé với các video bằng cách đánh giá tổng lượng thời gian mà các bé tập trung trên màn hình còn tạm dừng lại ở cuối mỗi video. Các nhà nghiên cứu trước đó đã phát hiện thấy thời gian để mắt của bé có liên quan đến một tình huống tương tự hoặc không mong đợi với chúng. “Khi các bé thấy thứ gì đó không mong đợi, chúng quan sát lâu hơn”, Woodward giải thích. “Tình huống đó không phù hợp đối với chúng và chúng phải tìm hiểu nó”.

Các phản ứng của các bé với các video đã gợi ý rằng chúng đã bị ngạc nhiên khi những người lớn trong video, những người cùng thích các thức ăn giống nhau đã phản ứng tiêu cực với người còn lại. Chúng cũng đã ngạc nhiên khi những người lớn không có cùng sự yêu thích thực phẩm đã cư xử như những người bạn.

Ý nghĩa của nghiên cứu đó là ngay cả ở độ tuổi rất nhỏ là 9 tháng tuổi, các bé đã biết rằng những người lớn đồng tình với nhau có xu hướng hành động thân thiện trong các ngữ cảnh khác. Các bé trong nghiên cứu dự đoán rằng, những người lớn có phản ứng tương tự với thực phẩm có khả năng là bạn bè và đã giữ cảnh giác khi các video cho thấy điều khác biệt.

“Nghiên cứu này thúc đẩy các câu hỏi về cách mà các bé nghĩ về những ai hòa thuận với ai và ai thì không”, tác giả dẫn đầu nghiên cứu, Zoe Liberman nói. “Cha mẹ sẽ thích thú tìm hiểu xem các bé đang theo dõi điều gì xảy ra trong thế giới xung quanh chúng và các bé đang suy luận gì về các tương tác xã hội mà chúng ta chưa nhận thức được trước khi có nghiên cứu này”.

“Tôi đã rất ngạc nhiên khi nhận thấy các bé ở độ tuổi này đã thể hiện các phản ứng mạnh như vậy”, Woodlward nói.

Các kết quả của nghiên cứu cung cấp bằng chứng đầu tiên rằng gốc rễ của một khía cạnh quan trọng trong nhận thức xã hội, suy luận về tương tác xã hội của người khác dựa trên những sở thích và không thích của con người, có thể đã có vết tích từ thời thơ ấu, theo các tác giả của nghiên cứu cho biết. Các nhà nghiên cứu dự kiến thực hiện các nghiên cứu trong tương lai để xem những kiểu tín hiệu khác nhau nào giúp các bé thực hiện những suy luận xã hội.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News