Bé gái 11 tuổi khóc ra máu ở Ấn Độ

Một bà mẹ giấu tên ở Ấn Độ đã vô cùng sốc khi bắt gặp hình ảnh máu tự nhiên tuôn ra từ đôi mắt của con gái mình.

Một nghiên cứu gần đây của các bác sĩ nhãn khoa thuộc Viện Khoa học Y khoa toàn Ấn Độ ở New Delhi đã mô tả chi tiết hiện tượng y học kỳ lạ và cực kỳ hiếm gặp được gọi là haemolacria ở một bé gái 11 tuổi.

Bé gái 11 tuổi khóc ra máu ở Ấn Độ
Bé gái 11 tuổi ở Ấn Độ vẫn chưa được tìm ra nguyên nhân vì sao mắc tình trạng khóc ra máu.

Theo mẹ của bé gái, những giọt nước mắt đẫm máu đã xảy ra hàng ngày cách đây 7 ngày. Đáng chú ý là bé gái không có biểu hiện đau đớn hay gặp vấn đề về cảm xúc. Trong khi đó, những vệt máu đỏ đột nhiên chảy xuống má của trẻ trong vài phút, hai đến ba lần mỗi ngày.

"Tôi rất lo sợ về sức khỏe của con gái. Máu chảy ra từ đôi mắt của bé thật kinh khủng. Tôi hy vọng sẽ không có việc tương tự nào trong tương lai”, mẹ của bé gái 11 tuổi cho biết.

Các bác sĩ của phòng khám đã thực hiện các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân, nhưng kết quả thực sự vẫn chưa có. Bệnh nhân cũng không có tiền sử chấn thương hoặc bệnh tật. Các tuyến lệ của cô bé dường như còn nguyên vẹn. Ngoài máu, chất lỏng được phát ra từ ống dẫn nước mắt của cô bé không có gì khác thường.

Với tất cả biểu hiện lâm sàng, các chuyên gia không thể đưa ra một manh mối nào có thể giúp họ hiểu nguyên nhân. Trong khi chờ tìm ra được nguyên nhân và hướng giải quyết, bé gái vẫn sẽ tiếp tục khóc ra máu. Trường hợp của bé gái là một trong những trường hợp cực hiếm trong lịch sử y tế.

Năm 2019, một nghiên cứu y khoa đã mô tả một trường hợp haemolacria tương tự như trường hợp gần đây ở Ấn Độ là một cô gái 16 tuổi nhập viện tại Bangladesh.

Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể trong ít nhất một số trường hợp hormone có thể đóng vai trò dẫn đến tình trạng này. Một nghiên cứu năm 1991 đã thử nghiệm tìm máu ẩn trong nước mắt của 125 tình nguyện viên là các cô gái khỏe mạnh. Kết quả các nhà nghiên cứu đã tìm thấy dấu vết máu ở gần 1% trong số họ, thường xuyên nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt.

Nhưng hai năm trước, một người đàn ông trung niên xuất hiện ở khoa cấp cứu ở Ý với máu chảy ra từ mắt khiến các nhà khoa học bối rối vì dường như không liên quan đến vấn đề giới tính.

Trong trường hợp đó, một nguyên nhân có thể được các bác sĩ nghĩ đến là dường như người đàn ông bị tăng huyết áp võng mạc, dẫn đến một lượng máu dư thừa xuất hiện trong màng bao phủ nhãn cầu.

Có rất nhiều tình trạng sức khỏe khác cũng có thể giúp giải thích một số trường hợp của hiện tượng khóc ra máu như hội chứng giãn mạch chảy máu có tính chất di truyền Osler-Weber-Rendu. Hay do tác động của một số loại thuốc cũng có thể khiến máu rò rỉ vào tuyến lệ.

Tuy nhiên, trong trường hợp của cô bé 11 tuổi đáng thương ở Ấn Độ hiện vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân. Mặc dù tình trạng khóc ra máu có thể dễ dàng biến mất một cách kỳ lạ và đột ngột như khi chúng bắt đầu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tác hại khôn lường của đai nịt bụng

Tác hại khôn lường của đai nịt bụng

Đai nịt bụng còn được gọi với những cái tên khác như Waist Trainer, Corset, Latex, bằng việc sử dụng khăn quấn chặt hoặc miếng gen để tạo áp lực vật lý lên vòng bụng của người dùng.

Đăng ngày: 22/06/2020
Top 5 thói quen xấu đang đẩy bạn đến gần hơn với ung thư

Top 5 thói quen xấu đang đẩy bạn đến gần hơn với ung thư

Nhiều loại ung thư xuất phát từ các thói quen thiếu lành mạnh. Chính vì vậy, điều chỉnh lối sống là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa căn bệnh nan y này.

Đăng ngày: 22/06/2020
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên cảnh báo một đại dịch mới bắt nguồn từ động vật xuất hiện

Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên cảnh báo một đại dịch mới bắt nguồn từ động vật xuất hiện

WWF kêu gọi một hành động toàn cầu khẩn cấp để giải quyết những vấn đề gây ra một đại dịch bắt nguồn từ động vật trong tương lai.

Đăng ngày: 22/06/2020
Tại sao chúng ta không thể ghép não?

Tại sao chúng ta không thể ghép não?

Năm 1954, ca ghép thận và cũng là ca ghép tạng đầu tiên thành công tại một bệnh viện ở Boston. Năm 1963, ca ghép phổi đầu tiên ở người được thực hiện tại Đại học Mississippi.

Đăng ngày: 20/06/2020
Người phụ nữ mắc căn bệnh đau đớn nhất thế giới

Người phụ nữ mắc căn bệnh đau đớn nhất thế giới

Kayla Hansen mắc căn bệnh mà nỗi đau của nó mang lại hơn cả khi sinh con, gãy xương hay hóa trị ung thư.

Đăng ngày: 20/06/2020
BMI và tỉ lệ mỡ: Chỉ có một trong 2 chỉ số này thực sự quan trọng

BMI và tỉ lệ mỡ: Chỉ có một trong 2 chỉ số này thực sự quan trọng

Cả hai chỉ số BMI và tỉ lệ mỡ trong cơ thể đều được sử dụng để đo xem cơ thể bạn có khỏe mạnh hay không.

Đăng ngày: 19/06/2020
ADN và gene trong di truyền học

ADN và gene trong di truyền học

Hiện tại, con người chỉ biết được 1,2% ADN của giống loài mình, nghĩa là còn tới 98,8% chưa được biết tới.

Đăng ngày: 19/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News