Bề mặt Mặt trời không nóng như bạn nghĩ

Nhiều người cho rằng, càng đến gần Mặt trời thì nhiệt độ càng cao. Điều đó đúng hay sai?

Các nhà khoa học ĐH Northumbria, NewCastle, Anh vừa sử dụng công nghệ hình ảnh Mặt trời để nghiên cứu lớp quyển sắc nằm giữa bề mặt và lớp hào quang của Mặt trời.

Các nhà thiên văn học đã tìm hiểu nguyên nhân khiến một số vì sao có lớp hào quang nóng hơn so với bề mặt tới 200 lần, dù chúng cách rất xa nguồn nhiệt. Họ cho rằng nguyên nhân khiến nhiệt độ tăng là do sóng từ thủy, tạo ra nguồn năng lượng từ dưới bề mặt của ngôi sao tới mặt ngoài của lớp khí quyển.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kính thiên văn để đo tốc độ và năng lượng của sóng thủy từ, sau đó xác định được lượng năng lượng chuyển đổi. Tiến sỹ Richard Morton và đồng nghiệp đã khẳng định rằng sóng thủy từ có tác dụng chuyển năng lượng từ bề mặt Mặt trời, thông qua quyển sắc, vào phần hào quang, khiến cho độ nóng trên lớp ngoài cùng của khí quyển lên tới 1 triệu độ.


Bề mặt Mặt trời không nóng bằng lớp ngoài cùng của khí quyển bao quanh nó.

“Mặt trời là ngôi sao gần chúng ta nhất và cũng là ngôi sao duy nhất cho phép chúng ta nghiên cứu kỹ đặc tính của các ngôi sao. Các ngôi sao tạo ra sức nóng thông qua các phản ứng nhiệt hạch trong lõi và nhiệt độ này ngày càng giảm khi tiến gần ra bề mặt” - Morton nói.

Tuy nhiên, có rất nhiều ngôi sao có nhiệt độ phía ngoài lớp khí quyển cao hơn so với nhiệt độ trên bề mặt ngôi sao.

“Quan sát của chúng tôi cho phép đoán định được số năng lượng vận chuyển thông qua sóng từ, và những dự đoán này cho thấy năng lượng của các sóng từ đã khiến cho nhiệt độ trên lớp hào quang bao phủ tăng lên một cách khó hiểu” - Morton nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy

Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất trong Thái dương hệ, nó đã được các nhà khoa học nghiên cứu khá kỹ càng trong thời gian qua.

Đăng ngày: 25/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News