Bé suy dinh dưỡng, lớn ốm yếu
Bạn sắp làm mẹ? Hãy quan tâm nhiều hơn tới một chế độ ăn khỏe mạnh: những gì bạn ăn lúc này có thể là cơ sở để nhận định liệu bé có thể phát triển bệnh tim, béo phì hay tiểu đường sau này không.
Nếu một đứa trẻ bị thiếu dinh dưỡng trước khi sinh và 2 năm đầu sau sinh, đứa trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, hội chứng chuyển hóa/tiểu đường tuýp 2, béo phì, huyết áp cao, đột quỵ và các bệnh liên quan đến tâm lý.
![]() |
(Ảnh minh họa: Theninemonthclub) |
Mặc dù chưa thể tạo ra một cuộc cách mạng thực sự, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ có thể hướng dẫn bạn cách đảm bảo sức khỏe để thai nhi có sự phát triển tối ưu. Điều này bao gồm:
1. Sức khỏe của cha mẹ
Những cặp vợ chồng vừa kết hôn nên chú trọng tới sức khỏe. Điều này có nghĩa là cả 2 vợ chồng, chứ không phải chỉ là riêng người vợ.
Cả 2 bố mẹ cần “quản lý” tốt cân nặng, đừng để thừa cân, béo phì. Giảm cân trước khi quyết định thụ thai với chế độ dinh dưỡng cân bằng (điều này giúp các bà mẹ tương lai không bị thiếu chất) là điều kiện tiên quyết. Nên tuân thủ theo một chế độ ăn giảm cân khoa học, hơp lý để đảm bảo rằng giảm cân nhưng không gây suy nhược cơ thể.
Với những chị em quá gầy, thì cần cố gắng tăng đủ số cân trước khi thụ thai để cho bé cơ hội có được sức khỏe tối ưu.
Cả 2 vợ chồng cần bỏ thuốc hay các loại chất cồn trong giai đoạn mong muốn có thai.
Khi có thai, người mẹ không hút thuốc, uống rượu hay bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả các loại thuốc không kê đơn, các loại thảo dược hay các loại vitamin liều cao (phòng ngộ độc vitamin A), trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Thai phụ tuyệt đối không uống các loại thuốc làm ốm hoặc áp dụng chế độ ăn nghèo nàn để kiểm soát cân nặng.
Uống bổ sung axit folic trước khi thụ thai và các loại sắt, axit folic, can-xi và axit béo omega-3 trong khi mang thai, sẽ hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Nhưng nhớ là mọi vitamin cần được uống theo chỉ định của bác sĩ.
2. Chế độ dinh dưỡng cân bằng
Luôn đảm bảo chế độ ăn cân bằng, khoa học trong suốt giai đoạn mang thai. Nếu cảm thấy không tin tưởng, hãy nhờ chuyên gia dinh dưỡng giúp đỡ để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho bé, vừa không bị tăng quá cân.
Đặc biệt lưu ý với rau quả tươi, sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên cám, thịt nạc, cá, trứng, đậu đỗ và các loại chất béo không no (dầu ô-liu).
Theo khuyến nghị chung, thai phụ nên bắt đầu có thai khi cân nặng trong chuẩn và lên cân tầm 11,5-16kg trong suốt 9 tháng mang bầu.
Việc lên cân ít hay lên cân quá nhiều trong quá trình mang thai có thể làm trẻ bị béo phì sau này.
Khi cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, người mẹ cần ăn uống đủ chất để đảm bảo dưỡng chất tối ưu cho trẻ và tránh các bệnh sau này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư
Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể
Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.
