Bé trai 5 tháng sống sót nhờ... Viagra

Dù chỉ có 50% cơ hội sống sót sau khi chào đời nhưng một bé trai 5 tháng tuổi người Scotland vẫn đang kiên cường chống chọi lại “thần chết” nhờ sự hỗ trợ của một loại thuốc vô cùng đặc biệt – Viagra.

Bé Reuben Paxton chào đời ngày 1/3 với dạ dày, ruột và một phần gan nằm bên trong lồng ngực, choán hết chỗ phát triển của hai buồng phổi bé xíu.

Trái tim của Paxton cũng bị đẩy sang phải và có một lỗ hổng. Do đó cậu bé gặp các trục trặc với máu luân chuyển tới phổi.

Reuben đã trải qua một cuộc phẫu thuật cứu sinh mạng dài 7 tiếng đồng hồ nhằm đưa các cơ quan nội tạng về đúng vị trí khi mới được 4 ngày tuổi. Cậu bé sau đó phải trải qua 3 tháng ở bệnh viện, cố gắng níu giữ sự sống.

Bé trai 5 tháng sống sót nhờ... Viagra

Hiện Reuben đã được phép về nhà cùng cha mẹ ở Roxburghshire, Scotland và đang thắng thế trong cuộc chiến với “thần chết” nhờ sildenafil – hoạt chất tạo nên danh tiếng “tiên dược chốn phòng the” cho thuốc trị bất lực Viagra.

Mẹ của Reuben cho hay: “Con trai tôi bị tăng huyết áp phổi và Viagra giúp mở rộng các mạch máu chạy tới phổi, để máu có thể luân chuyển tốt hơn. Reuben hiện phải uống thuốc 4 lần/ngày. Nếu không dùng Viagra, phổi của cháu không thể hoạt động bình thường và cháu sẽ không nhận được đủ oxy cung cấp cho khắp cơ thể”.

Mẹ của Reuben tiết lộ thêm rằng, khi mang thai ở tuần thứ 20, cô đã được các bác sĩ thông báo một tin “sét đánh”: đứa con trai trong bụng mắc chứng thoát vị hoành bẩm sinh, tức là có một lỗ thủng trên thành bụng. Thống kê cho thấy, căn bệnh này chỉ tấn công khoảng 2.500 đứa trẻ và một nửa trong số các thai nhi mắc bệnh đã chết trước khi chào đời.

Khi mới rời bệnh viện về nhà, bé Reuben từng phải dùng tới 8 loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên, hiện tại em chỉ phải uống thuốc Viagra 4 lần/ngày, 2 viên thuốc chống trào ngược dạ dày và 1 viên bổ sung sắt để hỗ trợ việc vận chuyển oxy khắp cơ thể.

Reuben vẫn đang phải dùng ống truyền dịch thức ăn khi ngủ ban đêm để bảo đảm tiếp tục tăng cân. Cậu bé cũng phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên tại bệnh viện để giám sát quá trình phát triển và lỗ hổng ở tim.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News