Bé trai Indonesia mắc dị tật hiếm gặp nhất: sinh ra với 2 khuôn mặt và 2 bộ não

Song sinh cùng trứng dính liền đã là rất hiếm, vậy mà hiện tượng này còn hiếm gặp hơn nữa, với tỷ lệ mắc chỉ là 1 trên 2,5 triệu ca.

Mới đây, ngành y học thế giới đã ghi nhận một trường hợp hết sức hy hữu xảy ra tại Indonesia. Gilang Andika - bé trai 2 tháng tuổi người Batam (Indonesia) sinh ra với 2 khuôn mặt và 2 bộ não, nhưng chỉ có một hộp sọ trong cùng cơ thể.

Theo lời Ernilasari - mẹ của Andika thì trước khi sinh Andika, cô không thấy có gì khác lạ. Các bác sĩ tại bệnh viện Chamata Sahidiya Panbil cũng thực hiện tới 3 lần siêu âm, nhưng cũng không nhận thấy điều gì bất thường.

Bé trai Indonesia mắc dị tật hiếm gặp nhất: sinh ra với 2 khuôn mặt và 2 bộ não
Gilang Andika - bé trai kém may mắn tại Indonesia

Và như chưa đủ bất hạnh, tạo hóa còn khiến Andika phải chịu đựng các tình trạng nguy hiểm chết người khác, mà điển hình là tràn dịch não. Hiện tượng này sẽ gây áp lực mạnh lên não bộ, khiến đứa trẻ sau này dễ bị động kinh, ảnh hưởng đến khả năng học hỏi. Đó là chưa kể đến thính giác, trí nhớ, khả năng nói và vận động cũng vậy.

Ở thời điểm hiện tại, cha mẹ cậu bé đang hy vọng rằng các bác sĩ có thể làm được điều gì đó. Nhưng rất tiếc, đây là trường hợp mà kể cả có rất nhiều tiền cũng chưa chắc đã làm nên chuyện.

Muốn chữa cho Andika, cần phải thực hiện một ca phẫu thuật có độ rủi ro cực cao nhằm loại bỏ một bên não, một bên mặt và một phần xương sọ. Và theo như báo cáo mới nhất thì các bác sĩ không thể làm được điều đó.

Chuyện gì đã xảy ra với Andika?

Có lẽ nhiều người cũng đoán ra. Cậu bé đã gặp phải hiện tượng song sinh cùng trứng dính liền - khi quá trình trứng phân đôi không được như bình thường. Có điều hiện tượng này vốn đã rất hiếm, nhưng để bào thai sinh ra dính liền 2 mặt (còn gọi là diprosopus - quái thai 2 mặt) và não bộ như vậy thì còn hiếm hơn gấp bội.

Bé trai Indonesia mắc dị tật hiếm gặp nhất: sinh ra với 2 khuôn mặt và 2 bộ não
Trước năm 2014 thì mới chỉ có 35 trường hợp diprosopus được ghi nhận trong toàn bộ lịch sử loài người.

Theo ghi nhận từ WHO thì trước năm 2014 thì mới chỉ có 35 trường hợp diprosopus được ghi nhận trong toàn bộ lịch sử loài người, và tỷ lệ rơi vào khoảng 1 trên 2,5 triệu ca sinh. Chừng đó đủ để hiểu hiện tượng này hiếm gặp đến mức nào.

Một trường hợp diprosopus nổi tiếng là cặp song sinh Hope và Faith Howie tại Sydney (Úc) năm 2014. 2 bé chỉ sống được 19 ngày, nhưng trong thời gian ngắn ấy thôi, bố mẹ bé đã nhận ra 2 bên mặt của con gái có những tính cách riêng. Như Hope thích ngủ, trong khi Faith thì hay khóc nhiều hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Chất phóng xạ từ thảm họa Fukushima được tìm thấy trọng rượu California

Chất phóng xạ từ thảm họa Fukushima được tìm thấy trọng rượu California

Sau thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011, chất phóng xạ rò rỉ vào các khu vực xung quanh khiến nguồn nước và thức ăn bị nhiễm phóng xạ.

Đăng ngày: 25/07/2018
Vì sao mùa hè bị cảm lại dai dẳng và khó chịu hơn mùa đông?

Vì sao mùa hè bị cảm lại dai dẳng và khó chịu hơn mùa đông?

Mọi người thường nghĩ, cảm mùa nào cũng là một thứ bệnh thôi. Điều này không chính xác cho lắm. Vì có 2 nguyên nhân để ta khẳng định rằng, cảm mùa hè mệt mỏi hơn so với mùa đông.

Đăng ngày: 24/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News