Bên trong ốc đảo 2.000 năm tuổi giữa sa mạc ở Trung Quốc

Nằm trên con đường tơ lụa cổ xưa, hồ Nguyệt Nha Tuyền là một kỳ quan thiên nhiên 2.000 năm tuổi giữa sa mạc Gobi ở Trung Quốc.


Nguyệt Nha Tuyền
nằm trên sa mạc gần thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Hồ nước hình bán nguyệt này được cho là xuất hiện từ cách đây 2.000 năm.


Hồ có chiều dài 218m và rộng 54m. Mực nước trong hồ dao động qua nhiều năm, từ 7,5 m cách đây 50 năm đến 0,9 m vào đầu những năm 1990. Vào năm 2006, chính quyền địa phương bổ sung thêm nước cho hồ.


Ốc đảo nằm trên Con đường tơ lụa cổ xưa và hiện trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn ở Trung Quốc.


Ngoài hồ Nguyệt Nha Tuyền, du khách còn có thể khám phá các công trình cổ kính tại ốc đảo giữa sa mạc.


Ốc đảo được bao quanh bởi những cồn cát cao ngút trên sa mạc Gobi.


Do nằm ở vùng cát trũng và thấp hơn các cồn cát xung quanh, nên hồ bán nguyện ít bị bốc hơi nước và không hề cạn suốt 2.000 năm.


Hằng ngày, hồ Nguyệt Nha Tuyền đón một lượng lớn du khách tham quan đến từ thành phố Đôn Hoàng.


Du khách được tự do khám phá hồ nước tự nhiên cũng như các công trình kiến trúc cổ xung quanh.


Các tòa nhà ở Nguyệt Nha Tuyền được chiếu sáng lộng lẫy khi màn đêm buông xuống.


Nhà thờ Mingyue của hồ được bao quanh bởi núi Mingsha. Những cồn cát lấn chiếm núi Mingsha luôn đe dọa nhấn chìm ốc đảo mong manh này. Nó cũng là một minh chứng tuyệt vời về kiến ​​trúc thời Hán được trang trí công phu của Trung Quốc.


Cách thức truyền thống để tới hồ Nguyệt Nha Tuyền là bằng lạc đà. Đây cũng là cách dễ dàng nhất để khám phá sa mạc Gobi.


Ẩn mình dưới chân cồn cát, dãy núi Mingsha là một vành đai thực vật màu ngọc lục bảo, được nuôi dưỡng nhờ vào nước suối tinh khiết của hồ. Những cánh đồng hoa và cỏ xanh mướt giữa sa mạc được cung cấp nước từ hồ Nguyệt Nha Tuyền. 


Các hang động tạo thành một hệ thống gồm 492 ngôi đền chứa đựng những điều tuyệt vời về nghệ thuật Phật giáo phong phú trải dài trong khoảng thời gian khoảng 1.000 năm.


Những ngôi chùa trông kỳ dị đứng bên ngoài hang động Mogao như những lính canh canh gác các kho báu được giấu ở bên trong.

Nằm cách Đôn Hoàng khoảng 180 km về phía tây bắc, công viên thu hút du khách bởi một loạt các thành tạo đá bí ẩn. Những cấu trúc đá như thế này được hình thành cách đây 700.000 năm.


Bên cạnh hồ Nguyệt Nha Tuyền, du khách có thể khám phá các cấu trúc đá bí ẩn trong Công viên địa chất quốc gia Đôn Hoàng trên sa mạc Gobi.


Những cấu trúc đá như thế này được hình thành cách đây 700.000 năm.


Những khối đá này hình thành qua quá trình xói mòi do tác động của gió và mưa.

Được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, pháo đài quân sự bất khả xâm phạm này từng đứng trên con đường tơ lụa có từ thời nhà Hán.

Tương tự như vậy, đèo Yang, cũng có từ năm 120 trước Công nguyên, là một cột mốc quan trọng trên con đường tơ lụa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News