Bệnh ghẻ là gì?

Bác sĩ Lương Trường Sơn, nguyên Phó Viện trưởng Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng TP HCM, cho biết ghẻ là bệnh ngoài da phổ biến.

Bệnh do một loại côn trùng ký sinh trên da tên là Sarcoptes scabiei, có nơi thường gọi là con mạt ngứa (Itch Mite). Bệnh thường gặp vào mùa xuân, hè và do ghẻ cái gây nên, ghẻ đực không gây bệnh vì thường chết sau giao hợp.

Bệnh ghẻ lây do vệ sinh không sạch sẽ, mặc chung quần áo, tiếp xúc da khi quan hệ tình dục với người bệnh hoặc ở tập thể như các tân binh mới nhập ngũ, trại giam, vùng dân cư đông đúc. Những nước kém phát triển, điều kiện dinh dưỡng không đảm bảo, vệ sinh kém dễ lây lan bệnh. Khoảng 300 triệu người trên thế giới bị ghẻ mỗi năm.

Bệnh ghẻ là gì?
Cái ghẻ có 8 chân, kích thước khoảng 0,25 mm đường kính. (Ảnh: On Health).

Bệnh ghẻ được biết đến hơn 2.500 năm, từ thời La Mã cổ đại. Thời đó, người La Mã sử dụng thuật ngữ bệnh ghẻ để ám chỉ bệnh da nào gây ngứa. Đến thế kỷ 17, Giovanni Cosimo Bonomo mới tìm ra côn trùng Sarcoptes scabiei là nguyên nhân bệnh ghẻ.

Con ghẻ cái hình bầu dục, kích thước khoảng 0,25 mm đường kính, mắt thường nhìn thấy như một điểm trắng di động. Ghẻ cái có 8 chân, hai đôi chân trước có ống giác, hai đôi chân sau có lông tơ, đầu có vòi để hút thức ăn. Chu kỳ toàn bộ cuộc sống của cái ghẻ kéo dài 30 ngày nếu cư trú ở thượng bì.

Ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về đêm, đẻ trứng ban ngày. Mỗi ngày ghẻ cái đẻ 1-5 trứng, 72-96 giờ nở thành ấu trứng. Sau 5 đến 6 lần lột xác trong vòng 20-25 ngày, cái ghẻ trưởng thành, bò ra khỏi hang, giao hợp và tiếp tục đào hầm, đẻ trứng mới. Khoảng 10% trứng đậu thành ghẻ trưởng thành.

Ghẻ cái sinh sôi, nảy nở rất nhanh. Trong điều kiện thuận lợi chúng có thể đẻ 150 triệu con trong 3 tháng và chết sau khi đẻ hết số trứng của mình. Ban đêm, ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực. Do đó, đây là lúc ngứa nhất, dễ lây truyền nhất do ngứa khiến bạn gãi làm vương vãi cái ghẻ xung quanh. Cái ghẻ chết sau khi rời vật chủ 4 ngày.

Cái ghẻ có nhiều loại, có loài gây bệnh ở người, loại gây bệnh ở động vật như ngựa, cừu, chó, mèo... Cái ghẻ gây bệnh ghẻ cho động vật cũng có thể gây bệnh ghẻ cho người.

Bệnh ghẻ là gì?
Ghẻ ngứa xuất hiện ở khe ngón tay, bàn tay, quanh rốn... (Ảnh: WebMD).

Thời kỳ ủ bệnh 2-40 ngày với nhiều mụn nước trên cơ thể. Mụn thường nhỏ, rải rác, không mọc thành chùm. Đường hang do ghẻ cái đào ở lớp sừng là một đường cong ngoằn ngoèo dài 2-3 cm, màu trắng đục hoặc xám. Tổn thương khác như ngứa gãi, vết xước, vết trượt, mụn nước, mụn mủ...

Vị trí tổn thương thường ở lòng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông, đặc biệt nam giới xuất hiện ở quy đầu, thân dương vật. Phụ nữ bị ở núm vú, trẻ em ở gót chân, lòng bàn chân. Ghẻ ít khi gây tổn thương ở đầu mặt.

Các thể lâm sàng như ghẻ đơn giản chỉ có đường hang, mụn nước. Ghẻ nhiễm khuẩn có tổn thương của ghẻ, mụn mủ do bội nhiễm liên cầu, tụ cầu có thể gặp biến chứng viêm cầu thận cấp. Ghẻ biến chứng viêm da, eczema hóa do chà xát cào, gãi lâu ngày; ghẻ nhiễm khuẩn có biến chứng viêm cầu thận cấp; ghẻ Na Uy (Norwegian), ghẻ vảy khác với ghẻ thông thường mà gây tổn thương dưới móng, mặt, đầu. Ghẻ vảy hiếm gặp, thường thấy ở người có hệ miễn dịch kém như bệnh nhân AIDS, hội chứng Down, người bệnh tâm thần phân liệt.

Để điều trị, cần diệt cái ghẻ và phòng tránh tái nhiễm, điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ da liễu. Người mắc bệnh cần phát hiện sớm, điều trị sớm khi chưa có biến chứng. Nếu ghẻ có biến chứng chàm hóa hoặc chốc, người bệnh phải chữa chàm và chốc trước khi chữa ghẻ. Sau khi điều trị khỏi ghẻ, những vết thâm trên da do gãi sẽ mờ dần theo thời gian. Không có thuốc điều trị vết thâm.

Ngoài ra, những người sống chung với người bệnh cần điều trị, kết hợp với phòng chống bệnh lây lan như cách ly, vệ sinh khuôn viên sống, không dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân tránh lây bệnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Pháo sáng chứa hóa chất độc hại cho hệ hô hấp gây khó thở và phù các mao mạch làm tắt đường thở.

Đăng ngày: 12/09/2019
Tác dụng và liều dùng của thuốc Omeprazol 20mg STADA®

Tác dụng và liều dùng của thuốc Omeprazol 20mg STADA®

Thuốc Omeprazol 20mg STADA® chứa hoạt chất omeprazol, là một thuốc ức chế bơm proton (PPI). Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm lượng axit do dạ dày tiết ra.

Đăng ngày: 04/09/2019
Công dụng bất ngờ của một số loại trà

Công dụng bất ngờ của một số loại trà

Trà là một thức uống quen thuộc với nhiều người. Mỗi loại trà mang hương vị cũng như những công dụng khác nhau mà không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 04/09/2019
Trái tim 3D giúp bác sĩ phẫu thuật thử trên bệnh thật

Trái tim 3D giúp bác sĩ phẫu thuật thử trên bệnh thật

Dựa trên dữ liệu thực của người bệnh, trái tim 3D được thiết kế giúp bác sĩ thực hiện cuộc phẫu thuật “ảo” thay vì trên cơ thể người bệnh.

Đăng ngày: 04/09/2019
Nước mũi có máu, nguyên nhân do đâu?

Nước mũi có máu, nguyên nhân do đâu?

Nước mũi có máu có thể chỉ do những tổn thương nhẹ bên trong mũi gây ra, tuy nhiên đây cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nghiêm trọng hơn sau đây mà bạn cần chú ý.

Đăng ngày: 03/09/2019
Các nhà khoa học sắp đưa tế bào ung thư ra không gian để tiêu diệt

Các nhà khoa học sắp đưa tế bào ung thư ra không gian để tiêu diệt

Các nhà khoa học tại Australia sẽ gửi mẫu thử tế bào ung thư sống lên không gian vào năm 2020 để chứng minh nhận định này.

Đăng ngày: 03/09/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News