Bệnh nhiễm trùng đường tiểu: nữ dễ mắc hơn nam

Nhiễm trùng đường tiểu khá phổ biến, chỉ đứng sau nhiễm trùng đường hô hấp. Đây là căn bệnh phái nữ có tần suất mắc cao hơn 10 lần phái nam.

Nguyên nhân và biến chứng

Bệnh nhiễm trùng đường tiểu: nữ dễ mắc hơn nam
Phụ nữ nên uống thật nhiều nước mỗi ngày để phòng nhiễm trùng đường tiểu (Ảnh: ehponline)
Nước tiểu bình thường vô trùng. Nó chứa dịch, muối và các chất thải, nhưng nó không chứa vi khuẩn, virus và nấm. Nhiễm trùng xảy ra khi vi sinh vật, thường là vi khuẩn từ đường tiêu hóa, bám vào lỗ mở của niệu đạo và bắt đầu nhân lên.

Hầu hết các nhiễm trùng đều khởi phát từ loại vi khuẩn E. Coli bình thường sống trong trực tràng. Trong hầu hết trường hợp, vi khuẩn bắt đầu nhân lên đầu tiên ở niệu đạo, xâm nhập vào bàng quang gây nhiễm trùng bàng quang. Nếu không được điều trị ngay, vi khuẩn có thể lên niệu quản gây nhiễm trùng thận.

Các vi khuẩn chlamydia và mycoplasma cũng có thể gây nhiễm trùng niệu ở cả nam và nữ giới, nhưng chúng có khuynh hướng tự giới hạn ở niệu đạo và hệ sinh dục.

Bệnh có thể gây biến chứng cấp tính: Đái đau, đái buốt, đái vặt, làm bệnh nhân không ngủ được và yếu dần đi. Thường viêm bọng đái không gây ra sốt nóng, nhưng nếu nhiễm trùng ngược chiều lên thận, sẽ gây tình trạng viêm bồn thận cấp tính và từ đó có thể tiến tới tình trạng nhiễm huyết toàn diện, nguy hiểm tới tính mạng nếu không chữa trị. Biến chứng mạn tính làm viêm bọng đái sơ chai, nhỏ lại và dễ làm nhiễm trùng ngược chiều lên thận; thận teo nhỏ lại và đưa tới suy thận, nguy hiểm cho tính mạng.

Nên uống nhiều nước

Không phải tất cả mọi người bị nhiễm trùng đường niệu đều có triệu chứng, nhưng hầu hết mọi người đều có ít nhất một vài biểu hiện bất thường. Những triệu chứng này bao gồm cảm giác muốn đi tiểu cấp bách, tiểu khó và đau rát vùng bàng quang hoặc niệu đạo trong khi tiểu. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, run rẩy, xanh xao hay đau cả khi không đi tiểu. Phụ nữ thường thấy nặng, khó chịu dưới xương mu, một số nam giới thì thấy đầy ở trực tràng.

Bệnh nhân nhiễm trùng đường niệu thường than phiền chỉ tiểu được rất ít mặc dù cảm giác rất mắc tiểu. Nước tiểu trắng đục hoặc lợn cợn, thậm chí có thể hơi đỏ nếu có máu: Nếu bị sốt thì có nghĩa nhiễm trùng đã lên tới thận.

Các đối tượng dễ mắc bệnh này gồm: phụ nữ có thai; bệnh nhân tiểu đường; phụ nữ lớn tuổi sau giai đoạn mãn kinh; sinh con nhiều; các tình trạng bệnh lý làm tắc nghẽn đường tiểu như: sỏi, bướu, dị tật bẩm sinh...

Một số phương pháp để phụ nữ có thể tự phòng tránh nhiễm trùng

- Uống thật nhiều nước mỗi ngày. Bổ sung thêm vitamin C cũng có tác dụng tương tự.

- Đi tiểu ngay khi cảm thấy buồn, không nên cố nhịn.

- Lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn ở chung quanh hậu môn xâm nhập vào âm đạo hay niệu đạo.

- Tắm bằng vòi sen thay vì tắm trong bồn.

- Làm vệ sinh vùng sinh dục trước khi giao hợp.

- Đi tiểu ngay trước và sau khi giao hợp.

Bệnh thường gặp ở trẻ em

Tuy thường gặp nhưng bệnh lại dễ bị bỏ sót vì dấu hiệu rất mơ hồ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây sốt kéo dài. Nếu không được điều trị thích hợp, bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, suy thận, cao huyết áp.

Nên nghĩ đến nhiễm trùng đường niệu khi thấy đứa trẻ khó chịu, kém ăn, sốt không giảm không rõ nguyên nhân, tiểu không kiểm soát được (đái dầm) hoặc tiêu chảy, hoặc chậm lớn. Đứa trẻ đến khám bác sĩ nếu thấy có những triệu chứng trên, đặc biệt khi có những thay đổi bất thường trong nước tiểu của trẻ.

Bệnh thường gặp ở bé gái hơn bé trai và dễ xảy ra ở những bé hay ngồi lê la dưới đất mà không mặc quần áo hay vải quần  quá mỏng. Ở những trẻ bị giun kim không được điều trị, chính giun kim là tác nhân đem vi khuẩn từ hậu môn ra phía trước. Đặc biệt, dễ mắc nhiễm trùng tiểu là những trẻ có bất thường ở hệ niệu (tắc nghẽn đường tiểu, có sỏi niệu...).

Đối với trẻ em, các triệu chứng bệnh này thường mơ hồ và thay đổi theo lứa tuổi:

- Trẻ sơ sinh: Có thể nóng sốt hoặc ngược lại chỉ là hạ thân nhiệt dưới 36oC, trẻ bú kém, ói mửa, tiêu chảy hoặc đơn thuần là vàng da kéo dài.

- Trẻ nhỏ dưới 2-3 tuổi: Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, biếng ăn hoặc chỉ đơn thuần là không tăng cân.

- Trẻ lớn: Có các triệu chứng điển hình như tiểu gắt buốt, tiểu đau, tiểu đục, tiểu lắt nhắt, sốt cao, đau hông lưng, đau bụng trong nhiễm trùng đường tiểu trên (còn gọi là viêm đài bể thận). Nếu bị viêm đài bể thận mãn, trẻ thường không có triệu chứng, chỉ bị cao huyết áp khi có sẹo ở thận do các ô áp-xe khi lành để lại.

Ngoài chuyện vệ sinh tốt vùng âm hộ, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sau mỗi lần đi tiểu, cách phòng ngừa tốt nhất là không cho trẻ lê la dưới đất. Mặc quần cho trẻ, dù là gái hay trai; tẩy giun định kỳ.

Ngoài ra cũng nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News