Bệnh tiêu hóa dễ mắc trong ngày xuân
Trong những ngày xuân, khoa tiêu hóa của các bệnh viện thường tiếp nhận khá đông bệnh nhân (BN) vì chứng đau bụng hành hạ. Hãy tham khảo những thông tin sau để biết cách phòng tránh và xử trí, nếu chẳng may mắc chứng đau bụng trong những ngày này.
Tìm hiểu và phòng tránh bệnh thường gặp vào mùa xuân
Bệnh trẻ thường gặp giao mùa Đông Xuân và cách phòng tránh
1- Bệnh viêm dạ dày cấp tính
Bệnh có thể xảy ra trên người đã từng bị bệnh dạ dày trước đây hoặc chưa hề bị bệnh viêm loét dạ dày. Có hai dạng: viêm dạ dày cấp tính do bội thực và viêm dạ dày cấp tính do ngộ độc thức ăn.
Viêm dạ dày cấp tính do bội thực: Do ăn quá nhiều thức ăn và nhiều thịt mỡ vượt quá khả năng xử lý của hệ tiêu hóa dẫn đến no hơi, đầy bụng. BN còn bị nôn ói, thậm chí có người phải tự kích thích (móc họng) cho nôn ói để có cảm giác dễ chịu.
Phòng ngừa và xử trí: Nên ăn uống vừa phải, không nên ăn quá nhiều, quá no và uống nhiều bia rượu. Tránh ăn quá nhiều thức ăn hàm lượng đạm cao, nhiều béo; chú ý ăn nhiều rau xanh, nên cân bằng giữa chất đạm và chất xơ.
Khi ăn uống quá mức và bị mắc chứng này, có thể tạm dùng các thuốc chống sinh hơi (Air-X), các men tiêu hóa trong vòng một-hai ngày.
Viêm dạ dày cấp tính do ngộ độc thức ăn: Những ngày Tết do chế biến dư thừa thức ăn rồi cất trữ và sử dụng lại, hoặc ăn uống tùy tiện, dễ bị ngộ độc do thức ăn bị nhiễm các loại độc tố của vi khuẩn .
Thường sau khi ăn trong vòng hai-ba giờ, sẽ có các biểu hiện đau quặn hoặc đau liên tục vùng bụng trên rốn kèm theo buồn nôn. Thông thường, sau nôn ói sẽ bớt đau nhưng tình trạng đau bụng âm ỉ hoặc cảm giác buồn nôn vẫn kéo dài có khi đến một-hai ngày sau. Một số bệnh nhân có thể kèm theo triệu chứng đi phân sệt lỏng hoặc đau quặn vùng rốn, đau khắp bụng.
Bên cạnh đó, BN có thể bị tê, vọp bẻ tay chân do bị mất nước và mất muối.
Phòng ngừa và xử trí: Nguyên liệu để chế biến thức ăn nên tươi, sạch sẽ, không bảo quản bằng hóa chất. Cần vệ sinh tay sạch sẽ khi chế biến thức ăn. Thức ăn cần được bảo quản cẩn thận, không để thức ăn ra ngoài quá lâu vì tốc độ sinh sôi của vi khuẩn rất nhanh theo cấp số nhân khi gặp môi trường thuận lợi.
Khi bị ngộ độc thức ăn, điều quan trọng là bù cho đủ nước và muối, đơn giản là dùng gói thuốc ORESOL pha với nước ấm để uống khi khát và uống sau mỗi lần ói nhằm tránh bị mất nước và mất muối.
2- Bệnh viêm loét dạ dày
Dịp xuân về, những người từng bị bệnh viêm loét dạ dày rất dễ bị tái phát do nhiều nguyên nhân: ăn uống sinh hoạt không điều độ; ăn uống nhiều chất gây hại cho dạ dày (chua cay, nhiều béo, nhiều rượu bia); bệnh viêm loét dạ dày có xu hướng tái phát theo thời tiết và theo mùa trong năm nhất là mùa Đông - Xuân.
Triệu chứng: Đau bụng vùng trên rốn, đau âm ỉ có lúc quặn từng cơn, nóng rát bụng, trường hợp nặng bị biến chứng thủng dạ dày sẽ đau dữ dội, như bị dao đâm thẳng từ bụng ra sau lưng kèm theo chướng bụng và cứng bụng.
Phòng ngừa và xử trí: Dù vui xuân, vẫn nên ăn uống đúng giờ, hạn chế rượu bia, hạn chế các thức ăn chua cay, có quá nhiều gia vị.
Khi bị cơn đau do viêm loét dạ dày tái phát, có thể dùng một vài thuốc trung hòa axít như Phosphalugel để giảm nhanh triệu chứng trước khi tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
3- Bệnh viêm tụy cấp (sưng lá mía)
Bệnh rất dễ gặp trong mùa Tết ở cánh mày râu. Nguyên nhân đứng hàng đầu là sỏi mật, rượu bia và thường khởi phát sau khi ăn một bữa ăn thịnh soạn nhiều chất béo.
Triệu chứng: Đau bụng vùng trên rốn và có thể được chẩn đoán viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, thường bệnh gây đau bụng nhiều, đau lan ra sau lưng, đau liên tục kèm nôn ói và sau khi ói vẫn đau bụng nhiều, không giảm với các thuốc điều trị đau dạ dày.
Phòng ngừa và xử trí: Khi đau bụng nhiều, nên gặp bác sĩ để được thăm khám và xét nghiệm máu, siêu âm bụng nhằm chẩn đoán đúng bệnh, kịp thời tránh các biến chứng.
Ăn uống điều độ, ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều, quá no; không nên uống nhiều rượu bia, hạn chế thức ăn nhiều béo đối với những người béo mập, người đã từng bị sỏi mật.
Dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ ngày Đau bụng nhiều, đau lan sang hai bên, đau lan ra sau lưng, lan lên ngực hoặc lan xuống dưới rốn bên phải.
- Đau bụng kèm theo căng chướng bụng nhiều.
- Đau bụng kèm theo nôn ói nhiều, nôn vọt (nôn nhanh và nôn rất mạnh).
- Đau bụng kèm theo sốt; kèm theo đi cầu phân đen.
- Sau uống thuốc một-hai giờ mà triệu chứng không cải thiện.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần
Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí
Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...
