Bệnh về đường hô hấp mùa hè: bảo vệ thế nào là tốt?
Mùa hè, thời tiết nóng nực, các bệnh liên quan đến đường hô hấp có xu hướng tăng cao... Vậy nên chăm sóc trẻ thế nào tốt nhất?
Tránh gió là "nuôi"... vi khuẩn
![]() |
Nên cho trẻ tắm ở nơi kín gió và không dùng nước lạnh (Ảnh: dnugent) |
Trẻ bị viêm họng kèm sốt, các phụ huynh “cẩn thận” tìm mọi cách tránh nắng, tránh gió, không tắm cho trẻ làm nguy cơ nhiễm khuẩn tăng cao. Trời nóng, cơ thể không được vệ sinh sạch sẽ là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Việc tắm nước lạnh vào mùa hè thực tế không phải là phương án tốt cho sức khỏe. Đi từ ngoài trời nắng nóng về nhà, cảm giác cơ thể đang trong trạng thái ngột ngạt, oi bức mà vội dội nước lạnh lên người sẽ làm mạch máu thu lại, nhiệt độ cao đáng lý phải được thải ra ngoài lại “gom” ngay vào trong cơ thể dễ dẫn đến cảm sốt. Do đó, trẻ cần được tắm nơi kín gió, tuyệt đối không được dùng nước lạnh tắm cho trẻ.
Không để nhiệt độ quá thấp
Thống kê mô hình bệnh tật ở trẻ em trên toàn quốc cho thấy bệnh nhiễm khuẩn đứng hàng đầu. Trong đó, viêm đường hô hấp chiếm tỉ lệ lớn nhất và nguyên nhân “đầu bảng” dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp là do siêu vi trùng (virus cúm, Adeno virus...). Hiện nay, chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh hô hấp do siêu vi trùng, nên vấn đề quan trọng là tiêm phòng đầy đủ (văcxin cúm A) và cách ly bệnh nhân khi phát hiện nhiều trẻ cùng bị bệnh tại một khu dân cư hay trong phạm vi một lớp học, một trường học. |
Thông thường, nhiệt độ ngoài trời mùa hè là 35-36oC, thậm chí nhiệt độ có ngày còn cao hơn. Nếu để nhiệt độ máy điều hòa quá thấp sẽ tác động trực tiếp đến bộ phận điều hòa thân nhiệt trên não. Từ môi trường 21- 22oC ra ngoài nắng nóng, mạch máu nở ra ngay, tim phải hoạt động mạnh hơn để điều hòa máu.
Máu không điều phối kịp sẽ dẫn đến thiếu máu, phổ biến nhất là thiếu máu ở não, tim, gây hiện tượng sốc, ngã. Riêng với trẻ sơ sinh, cần rất nhiều nhiệt để ủ ấm cơ thể. Mùa hè hay mùa đông thì nhiệt độ lý tưởng trong phòng trẻ sơ sinh vẫn là 27-30oC. Nhiệt độ trong phòng thấp hơn biên độ cho phép sẽ dẫn đến hiện tượng phù cứng bì ở trẻ.
Thực tế, ngay dưới bề mặt da của trẻ sơ sinh có tồn tại loại axit béo cần nhiệt độ từ 27oC trở lên để tan ra, ở nhiệt độ thấp nó đông vón lại gây phù cứng bì. Do đó, trẻ sẽ không trao đổi chất được, có thể dẫn đến tử vong. Khi ngủ, trẻ hay đạp chăn, nên nhà có trẻ nhỏ, nhiệt độ trong phòng tối ưu là 27oC, giúp trẻ tránh bị viêm họng, cảm, sốt, ảnh hưởng lâu dài đến phế quản, phổi sau này.
NGỌC HÀ

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.
