Bí ẩn con ruồi không biết bay

Các nhà khoa học Nam Phi tìm thấy một mẫu vật giống cái với đôi cánh còi cọc ở Lesotho và họ tin rằng đây là một con ruồi không biết bay.

Theo báo The Guardian ngày 14-9, hai nhà côn trùng học người Nam Phi John Midgley và Burgert Muller đã có chuyến đi sưu tầm tư liệu tới Lesotho, quốc gia duy nhất trên thế giới có toàn bộ lãnh thổ nằm ở độ cao hơn 1.000m.

Hành trình của họ bắt đầu từ tháng 12-2021 và điểm dừng chân là khu nghỉ dưỡng vùng núi Afriski ở miền Tây Lesotho. Trong ngày thứ hai có mặt tại khu nghỉ dưỡng ở độ cao hơn 3.000 m này, ông Muller đã bắt được một con vật mà họ cho là một loài ngài không cánh – tương tự những con họ từng thấy ở các vùng cao khác.

Tuy vậy, khi xem xét kỹ hơn vào tối cùng ngày, ông Muller nhận ra con vật chính là ruồi.

Bí ẩn con ruồi không biết bay
Mẫu vật con cái của loài Atherimorpha latipennis với đôi cánh thoái hóa. (Ảnh: The Guardian).

Sử dụng những thiết bị có sẵn, hai nhà khoa học xác định được con ruồi trên thuộc chi Atherimorpha. Điều thú vị là trong cùng ngày họ đã bắt được đến 51 mẫu vật giống đực của Atherimorpha latipennis (một loài thuộc chi Atherimorpha).

Loài Atherimorpha latipennis được phát hiện vào năm 1956 nhưng con cái của loài này chưa từng được mô tả trước đây. Và những đặc điểm tương đồng với 51 mẫu vật giống đực kia đã chỉ ra mẫu vật cái thuộc cùng loài Atherimorpha latipennis.

Để chắc chắn hơn, hai nhà khoa học phải đợi cho đến khi ông Midgley trở về nơi làm việc của mình tại bảo tàng KwaZulu-Natal ở TP Pietermaritzburg – Nam Phi để tham khảo thêm tư liệu.

Bí ẩn con ruồi không biết bay
Ông John Midgley thu thập tư liệu tại vùng núi Afriski. (Ảnh: The Guardian).

Bất chấp hình thái kỳ lạ của mẫu vật giống cái, phần miệng và râu của nó gần như giống hệt những con đực thu thập được, giúp hai nhà khoa học xác định mẫu vật thuộc loài Atherimorpha latipennis. Hai người quyết định không làm xét nghiệm ADN vì sợ làm hỏng mẫu vật duy nhất mà họ có.

Vì không có thông tin về vòng đời của loài Atherimorpha latipennis nên các nhà khoa học chỉ có thể phỏng đoán về nguyên nhân con cái mất đi khả năng bay.

Dù bay có rất nhiều lợi ích – như di chuyển nhanh hơn và dễ thoát khỏi kẻ săn mồi - nhưng bù lại phải mất nhiều thời gian, công sức để mọc cánh và khi bay cũng tiêu tốn nhiều năng lượng hơn.

Bí ẩn con ruồi không biết bay
Mẫu vật giống đực của loài Atherimorpha latipennis với đôi cánh hữu dụng. (Ảnh: The Guardian).

Ông Midgley tin rằng việc phát hiện ra loài ruồi không biết bay ở Lesotho giúp chúng ta có bức tranh toàn cảnh hơn về giới động vật. "Hiểu được hình thái của các loài có phạm vi sống hạn chế sẽ giúp chúng ta dự đoán phản ứng của chúng trước sự thay đổi môi trường" – ông nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài hoa lớn nhất thế giới sắp biến mất mãi mãi

Loài hoa lớn nhất thế giới sắp biến mất mãi mãi

60% loài hoa Rafflesia, còn gọi là hoa xác chết và là loài hoa lớn nhất thế giới, đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng, theo nghiên cứu mới đây.

Đăng ngày: 22/09/2023
Tìm thấy cây nhựa ruồi Brazil sau gần 2 thế kỷ

Tìm thấy cây nhựa ruồi Brazil sau gần 2 thế kỷ

Loài cây nhựa ruồi nhỏ, vốn được nhìn thấy lần gần nhất cách đây 185 năm và bị cho là đã tuyệt chủng, được phát hiện vẫn sống mạnh mẽ tại một khu đô thị ở Đông Bắc Brazil.

Đăng ngày: 22/09/2023
Cây đa bồ đề cháy đen trong bão lửa Hawaii hồi sinh

Cây đa bồ đề cháy đen trong bão lửa Hawaii hồi sinh

Cây đa bồ đề lịch sử ở thị trấn Lahaina, bang Hawaii - Mỹ đã nảy những chiếc lá mới đầu tiên sau khi bị cháy rụi gần như hoàn toàn trong cơn bão lửa hồi tháng 8 vừa qua.

Đăng ngày: 22/09/2023
Phát hiện chủng virus mới ẩn nấp ở nơi sâu nhất thế giới

Phát hiện chủng virus mới ẩn nấp ở nơi sâu nhất thế giới

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phát hiện một loại virus mới ẩn nấp dưới đáy rãnh Mariana, nơi sâu nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 22/09/2023
Giống ngô sinh khối đầu tiên của Việt Nam cao gần bằng đèn đường

Giống ngô sinh khối đầu tiên của Việt Nam cao gần bằng đèn đường

Những thân cây giống ngô sinh khối đầu tiên của Việt Nam cao đến nỗi nhiều người không với tới bắp và ngọn thì gần chạm bóng đèn đường…

Đăng ngày: 21/09/2023
Bí ẩn cây

Bí ẩn cây "hóa thạch sống" bị đóng băng suốt 66 triệu năm

Cây thông Wollemi được cho là đã tuyệt chủng cách đây 2 triệu năm cho đến khi nó được một nhóm người phát hiện lại vào năm 1994.

Đăng ngày: 19/09/2023
Côn trùng chui vào quả sung bằng cách nào?

Côn trùng chui vào quả sung bằng cách nào?

Cầm những quả sung chín hấp dẫn trên tay, nhiều người không khỏi thắc mắc những con côn trùng chui vào quả sung bằng cách nào?

Đăng ngày: 15/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News