Bí ẩn đôi má xuân
Những nụ hôn luôn mang đến cho mỗi chúng ta những cảm xúc khác nhau. Nhưng ít ai biết rằng, mỗi cảm xúc đó đều xuất phát từ "vùng bùng nổ" tồn tại tiềm ẩn trong cơ thể chúng ta. Một câu hỏi được đặt ra và cũng đã làm hao công tốn sức của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới: "Vùng bùng nổ của mỗi người có khác nhau?".
Để thể hiện tình cảm của sự trìu mến, yêu thương, thân tình, thân thiện, mỗi khi gặp nhau người ta hay áp má nhau hay tặng một nụ hôn trên má của tình yêu lứa đôi. Tập quán đó có sức truyền cảm mạnh mẽ, tác động tâm lý hưng cảm nồng thắm, gây nên "trạng thái" khoái cảm tạm thời, nhưng để lại ấn tượng sâu sắc và còn dư âm vang mãi trong tâm khảm người thân. Thật là thú vị và xúc động với những ai được hưởng thụ cảm giác đó trong Tết - Xuân.
Về góc độ thần kinh học, đây là một loại phản ứng sinh học của làn da mặt, nhất là của đôi gò má mềm mỏng. Các cơ mặt có chức năng biểu hiện tình cảm (vui, buồn, giận hờn...) lại có mạng lưới thần kinh giao cảm thực vật phong phú nên rất nhạy cảm không những đối với những kích thích trực tiếp trên làn da mà cả những tác động tâm lý, thường là phối hợp với nhau.
Trên da mặt, nhất là hai má và môi có bao nhiêu huyệt, châm cứu trên những đường kinh ngang dọc phong phú, có tác dụng chẩn trị nhiều loại bệnh khác nhau. Không chỉ có thế, trên má và môi lại có hàng hoạt những "vùng bùng nổ" do Wollf H.G, 1963, phát hiện và đã lập được bản đồ các "vùng bùng nổ" trên toàn thân, nhất là ở mặt. Sau đó, Mante, 1977, lại xác lập được những "vùng bùng nổ" tương ứng với các huyệt châm cứu ở mặt, má và môi của người khỏe bình thường.
"Vùng bùng nổ" này có đặc điểm là: chỉ cần một kích thích nhẹ đúng vào vùng này sẽ bùng phát lên những phản xạ mang tính hưng cảm, trường hợp nặng có thể gây nên cơn đau kịch phát. Cấu trúc tế bào học và cơ chế bệnh sinh của "vùng bùng nổ" hiện còn bí ẩn, chưa có thông báo khoa học xác minh được công bố. Tuy nhiên, hiệu ứng của nó đều đã được khoa học xác nhận và đã được vận dụng trong lâm sàng thần kinh học.
Thật là lý thú biết bao cho những ai được hưởng thụ cảm xúc kỳ diệu đó. Tuy sự tiếp xúc trực tiếp chỉ trong giây lát vào "vùng bùng nổ" đó cũng đã gây được phản ứng sinh học nhưng nó lại được cộng hưởng với tác động tâm lý nên đã làm rung động cả hai trái tim. Nếu cảm xúc này được lặp lại nhiều lần sẽ tích tụ lại, tạo nên "vết hằn sinh lý" trong chất xám vỏ não. Từ đó, hình thành những "ấn tượng cực sâu sắc" khó phai mờ trong tâm trí và còn dư âm mãi, có khi suốt đời.
Những bằng chứng sinh học và tâm lý xã hội này chứng tỏ những đặc tính rất phức tạp nhưng rất thú vị về "đôi má xuân" ửng hồng dưới tia nắng ấm áp của bầu trời xuân.

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.
