Bí ẩn về bệnh giang mai trong bộ hài cốt 2.000 năm

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra bộ gene lâu đời nhất của vi khuẩn cùng họ với bệnh giang mai.

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature hôm 24/1, các nhà khoa học phát hiện DNA trên bộ xương người hơn 2.000 năm ở Brazil chứa vi khuẩn Treponema pallidum endemiam, một họ hàng gần của vi khuẩn gây bệnh giang mai.

Bí ẩn về bệnh giang mai trong bộ hài cốt 2.000 năm
Điểm khảo cổ Jabuticabeira II tại Brazil, nơi các nhà khoa học phát hiện bộ xương chứa DNA vi khuẩn cùng họ với bệnh giang mai. (Ảnh: Jose Filippini/CNN).

Verena Schünemann, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Zurich, Thụy sĩ, cùng nhóm của bà đã phát hiện ra DNA từ vi khuẩn Treponema pallidum endeticum trong các bộ xương từ điểm khảo cổ Jabuticabeira II. Địa điểm này nằm gần Laguna do Camacho, trên bờ biển phía nam Brazil.

Hơn 200 người được chôn cất tại Jabuticabeira II từ năm 1.200 trước Công nguyên đến năm 400. Để nghiên cứu sâu hơn về những hài cốt này, Schünemann và các đồng nghiệp đã sàng lọc các mẫu xương từ 99 bộ xương.

Nhóm đã phát hiện 37 bộ xương có chứa DNA treponemal. Có 4 mẫu DNA trong số đó đã cung cấp đủ dữ liệu để các nhà nghiên cứu tái tạo lại bộ gene của mầm bệnh.

Nghiên cứu cho rằng bộ gene được tái tạo có những điểm tương đồng đáng kinh ngạc với bộ gene gây bệnh bejel, một loại bệnh cũng do vi khuẩn treponemal, lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc với vết thương ở da hoặc miệng.

Giới khoa học đã tranh luận về nguồn gốc của bệnh giang mai, khi đã có một đợt bùng dịch vào năm 1495 ở châu Âu. Một số người nói rằng đoàn thám hiểm của Christopher Columbus đã mang bệnh này về châu Âu sau chuyến hải trình đến châu Mỹ. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây chỉ ra bệnh giang mai đã có ở châu Âu trước khi Columbus xuất phát, theo LiveScience.

Các nghiên cứu cũng đề cập giang mai là một trong 4 căn bệnh do cùng một họ vi khuẩn gây ra. Ba bệnh còn lại do vi khuẩn treponemal là bejel, pinta, và ghẻ cóc là các bệnh nhiễm trùng mạn tính và không phải bệnh lây qua đường tình dục.

Với nghiên cứu trên bộ xương ở Brazil, các nhà khoa học xác định vi khuẩn gây bệnh bejel có nguồn gốc hơn 2.000 năm, vào khoảng năm 780 Trước công nguyên đến năm 450, thay vì xuất hiện vào thế kỷ XV như các phát hiện trước đây.

Tuy nhiên, bà Schünemann cho rằng nghiên cứu này không cung cấp đủ dữ kiện để xác định nguồn gốc của bệnh giang mai có ở niên đại nào.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn báu vật vua Maya khiến kẻ trộm mộ lạc lối

Bí ẩn báu vật vua Maya khiến kẻ trộm mộ lạc lối

Ở khu vực nguyên vẹn khó hiểu giữa kim tự tháp Maya bị kẻ trộm mộ xới tung, các nhà khảo cổ đã phát hiện một báu vật độc nhất vô nhị.

Đăng ngày: 29/01/2024
Tim thấy xác tàu đắm chở kho báu trị giá 1 tỷ USD

Tim thấy xác tàu đắm chở kho báu trị giá 1 tỷ USD

Tàu Nuestra Señora de Atocha đắm năm 1622 trên đường chở kho báu vàng, bạc và ngọc lục bảo về Tây Ban Nha.

Đăng ngày: 27/01/2024
Tiết lộ mới về bộ xương bí ẩn được tìm thấy trong cung điện ở Mexico

Tiết lộ mới về bộ xương bí ẩn được tìm thấy trong cung điện ở Mexico

Một phân tích mới về bộ xương được chôn dưới cung điện của Hernán Cortés ở Mexico cho thấy nó không thuộc về một nhà sư như người ta đã nghĩ từ lâu, mà thực ra là một phụ nữ bản địa.

Đăng ngày: 26/01/2024

"Xác ướp lửa" trên đỉnh núi Phillipines có nguy cơ bị phá hủy

Hàng chục xác ướp lửa tồn tại từ 150 - 200 năm trước ở Kabayan có thể bị phá hủy bởi biến đổi khí hậu và tác động của con người.

Đăng ngày: 26/01/2024
Đan Mạch phát hiện chữ viết cổ nhất vùng Scandinavia trên con dao 2.000 năm tuổi

Đan Mạch phát hiện chữ viết cổ nhất vùng Scandinavia trên con dao 2.000 năm tuổi

Nhà khảo cổ học Jakob Bonde cho biết trên lưỡi con dao cổ có 5 chữ rune và chúng là những chữ cổ nhất mà các nhà khảo cổ có được ở Đan Mạch.

Đăng ngày: 26/01/2024
Mua hàng online, nhận được quái thú chưa từng thấy trên thế giới

Mua hàng online, nhận được quái thú chưa từng thấy trên thế giới

Loài quái thú mới có biệt danh bí hiểm là " con gà bình minh từ địa ngục của pharaoh", 66 triệu năm tuổi.

Đăng ngày: 25/01/2024
Đây là bản đồ cổ nhất thế giới được biết đến, được sản xuất tại Babylon khoảng 2.600 năm trước

Đây là bản đồ cổ nhất thế giới được biết đến, được sản xuất tại Babylon khoảng 2.600 năm trước

Bản đồ thế giới lâu đời nhất còn tồn tại là Bản đồ thế giới của người Babylon, còn được gọi là " Imago Mundi".

Đăng ngày: 25/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News