Bí ẩn về các tế bào cơ thể người bất tử
Giới khoa học phát hiện, các tế bào trích lấy từ cơ thể của một phụ nữ da đen nghèo, chết vì ung thư ở Mỹ vào năm 1951 là những tế bào người đầu tiên có thể nuôi cấy vô hạn định trong phòng thí nghiệm, giúp tạo nên các nghiên cứu y tế mang tính đột phá.
Câu chuyện về quá trình Henrietta Lacks - một nữ nông dân trồng cây thuốc lá, người Mỹ gốc Phi vô tình góp phần mang tới cuộc cách mạng trong lĩnh vực y sinh, bắt đầu được biết đến rộng rãi và trở nên nổi tiếng nhờ một cuốn sách ăn khách năm 2010 với nhan đề "Cuộc sống bất tử của Henrietta Lacks".
Henrietta Lacks mới 31 tuổi khi cô qua đời vì bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối tại Bệnh viện Johns Hopkins ở Baltimore, bang Maryland, Mỹ. Các tế bào khối u của người phụ nữ nghèo, da đen này là điển hình vào thời điểm đó, nên đã được trích lấy và bảo quản mà "khổ chủ" không hay biết.
Các tế bào Hela đã được trích lấy và bảo quản, rồi chuyển tới các phòng thí nghiệm khắp nơi trên thế giới và được sử dụng cho gần 75.000 nghiên cứu khác nhau.
Số vật liệu gene trên sau đó đã được sử dụng để phục vụ gần 75.000 nghiên cứu, giúp mang tới các đột phá quan trọng trong nhiều lĩnh vực như điều chế vắc-xin, chữa trị ung thư và sinh sản.
Mặc dù hệ gene của "HeLa" đã tạo tiền đề cho ngành công nghệ sinh học trị giá hàng tỉ đô la, gia đình Lacks chưa bao giờ được chia sẻ bất cứ lợi ích tiền bạc nào từ dòng tế bào có biệt danh "bất tử".
Mãi tới khi một nhà khoa học liên lạc để xin mẫu máu vào năm 1973, những người thân của Lacks mới hay biết rằng, các tế bào của cô không chỉ được trích lấy mẫu mà còn được cung cấp cho nhiều phòng thí nghiệm ở khắp nơi trên thế giới.
Theo thỏa thuận mới đạt được trong tuần này với Viện y tế quốc gia Mỹ - cơ quan giám sát các nghiên cứu y tế, gia đình Lacks vẫn không được trả bất kỳ khoản tiền nào nhưng có quyền kiểm soát một phần sự tiếp cận của giới khoa học đối với mã ADN trong các tế bào của cô, cũng như phải được thông báo về các nghiên cứu sử dụng chúng.
Thỏa thuận được đưa ra sau khi những người thân của Lacks dấy lên các lo ngại về quyền riêng tư khi các nhà nghiên cứu Đức cho công bố mã ADN của cô vào tháng 3 vừa qua. Rebecca Skloot, tác giả cuốn sách nổi tiếng về Lacks, đã tham gia thương thuyết dẫn đến thỏa thuận trên. Bà tuyên bố, gia đình Lacks chưa bao giờ đòi hỏi tiền bạc, nhưng không muốn bị "qua mặt" trong các nghiên cứu bắt nguồn từ những tế bào HeLa.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết
Sapa đang vào những ngày nhiệt độ giảm cực mạnh, băng tuyết xuất hiện đã trở thành hiện tượng kỳ thú và hấp dẫn.
