Bí mật chết chóc ở Mặt trăng 7 màu to hơn cả "hành tinh thứ 9"

Các nhà khoa học đã ghi lại được khoảnh khắc nhật thực hiếm hoi của sao Mộc, khi mặt trăng bí ẩn Io của nó rực rỡ dưới ánh sáng Mặt trời.

Trong hình ảnh được chụp bởi hệ thống siêu kính viễn vọng ALMA, mặt trăng Io của sao Mộc hiện lên với sắc màu cầu vồng bí ẩn. Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Imke de Pater từ Đại học California ở Berkeley, chính những vùng màu vàng - trắng - cam - đỏ ẩn chứa bí mật về bầu khí quyển chết chóc của mặt trăng này.

Như một số nghiên cứu trước đây cho thấy, trong Hệ Mặt trời, chỉ có 2 thiên thể vẫn đang duy trì được hoạt động địa chất đó là Trái đất và mặt trăng Io. Tuy mang tên người tình xinh đẹp của thần Zeus, nhưng Io có tới hơn 400 ngọn núi lửa hoạt động ngày đêm.

Bí mật chết chóc ở Mặt trăng 7 màu to hơn cả hành tinh thứ 9
Mặt trăng Io phản xạ ánh sáng mặt trời với sắc màu cầu vồng mê hoặc - (ảnh: ALMA).

Công trình mới này cho thấy chính lưu huỳnh từ núi lửa chịu trách nhiệm cho dải màu ấm áp trên mặt trăng kỳ lạ này. Mặt trăng này có khí quyển mỏng hơn hàng tỉ lần so với Trái đất, nhưng với khoảng cách quá xa, nó đủ che mắt giới thiên văn khỏi thế giới thực sự ở bề mặt thiên thể.

Dữ liệu từ ALMA đã hé lộ phần màu vàng - trắng - cam - đỏ được tạo nên bởi lưu huỳnh dioxit, lưu huỳnh monoxit và kali clorua (SO2, SO và KCl). Đây là những khí có hại đối với sinh vật Trái đất. Ước tính chúng chiếm tới 30%-50% bầu khí quyển mặt trăng Io.

Việc tìm hiểu được thành phần khí quyển giúp các nhà khoa học xác định được các hồ chứa magma khác nhau trên mặt trăng Io, từ đó hiểu được cách mặt trăng này tự làm nóng mình bằng thủy triều và nội nhiệt, giữa một thế giới lạnh lẽo quanh sao Mộc.

Có những quãng thời gian Io không nhận được ánh sáng mặt trời do "núp" sau lưng sao Mộc. Khoảnh khắc ALMA lưu lại là khi nó quay đến khu vực giữa mặt trời và hành tinh mẹ, tạo ra một "nhật thực" trên sao Mộc.

Io là 1 trong 4 mặt trăng khổng lồ nhất trong số hàng chục mặt trăng của sao Mộc. Nó và 3 mặt trăng sao Mộc khác là Ganymede, Triton, Callisto vừa tương tác với sao Mộc, vừa tương tác nhau để tạo ra thủy triều mạnh mẽ. Điều này cho phép 3 mặt trăng kia có thể sở hữu đại dương ngầm đủ ấm và có sự sống. Io có vẻ khó sống vì đầy núi lửa, nhưng giới khoa học cho biết chính Trái đất sơ khai cũng vậy.

Mặt trăng Io là mặt trăng lớn thứ tư trong các mặt trăng đã biết của Hệ Mặt trời, thua Ganymede, Callisto và mặt trăng sao Thổ Titan. Mặt trăng này thậm chí lớn hơn sao Diêm Vương – thiên thể đang được NASA đấu tranh để khôi phục trạng thái "hành tinh thứ 9". Khi sao Mộc áp sát Trái đất, có thể quan sát mặt trăng Io bằng kính viễn vọng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ba phi hành gia trở về từ không gian trước cột mốc 20 năm trạm vũ trụ

Ba phi hành gia trở về từ không gian trước cột mốc 20 năm trạm vũ trụ

Ngày 22-10, phi hành gia Mỹ Chris Cassidy và hai phi hành gia người Nga Anatoli Ivanishin và Ivan Vagner đã trở lại Trái đất, đánh dấu 20 năm hoạt động của phi hành đoàn trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

Đăng ngày: 23/10/2020
Tàu vũ trụ của NASA đã

Tàu vũ trụ của NASA đã "đổ bộ" xuống tiểu hành tinh Bennu

Một con tàu của NASA đã đáp xuống bề mặt của tiểu hành tinh Bennu để thu thập mẫu đất đá được cho là có chứa đựng những yếu tố đầu tiên hình thành nên hệ mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 22/10/2020
Rạng sáng mai có thể nhìn thấy mưa sao băng Orionids bằng mắt thường từ TP.HCM

Rạng sáng mai có thể nhìn thấy mưa sao băng Orionids bằng mắt thường từ TP.HCM

Những tháng cuối năm thường diễn ra các trận mưa sao băng định kỳ, trong đó có mưa sao băng Orionids kéo dài từ 2/10-7/11 và đạt cực đại rạng sáng ngày 22/10.

Đăng ngày: 21/10/2020

"Vòi rồng nước" cách Trái đất 81 triệu năm ánh sáng

Cặp thiên hà thuộc chòm sao Lynx (Thiên Miêu) trông giống vòi rồng nước nằm ngang trong ảnh chụp của kính viễn vọng Hubble.

Đăng ngày: 21/10/2020
Bí ẩn những “dấu chân” kỳ lạ trên Mặt trăng

Bí ẩn những “dấu chân” kỳ lạ trên Mặt trăng

Những hình ảnh được mô tả giống những dấu chân trên bề mặt của Mặt trăng, nhưng nó nằm cách xa khoảng 16km so với địa điểm các phi hành gia đã từng khám phá.

Đăng ngày: 21/10/2020
Phát hiện siêu Trái đất ở cách 120 năm ánh sáng

Phát hiện siêu Trái đất ở cách 120 năm ánh sáng

Hành tinh TOI-1266 c lớn gấp 1,5 lần Trái Đất và mất 11 ngày để hoàn thành một vòng quanh sao chủ.

Đăng ngày: 21/10/2020
Chú mèo đầu tiên bay vào vũ trụ

Chú mèo đầu tiên bay vào vũ trụ

Felicette – “cô” mèo đầu tiên bay vào vũ trụ với quỹ đạo bay trong vòng 15 phút vào ngày 18/10/1963.

Đăng ngày: 20/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News