Bí mật của tuổi thọ nằm ở ruột?
Người ta thường kết luận bí mật của tuổi thọ được che giấu trong “sức khoẻ” của trái tim và buồng phổi nhưng nay lại thấy nó còn nằm ở ruột. Ít nhất là ở… loài ruồi. Nhưng chẳng phải nhiều kết luận y học về con người chẳng bắt đầu từ con ruồi giấm đó sao?
Người ta thường coi ty lạp thể (mytochondrrin) là một phần của các “tế bào tĩnh điện” vì nó cung cấp năng lượng cho các tế bào này. Ai cũng biết rằng trong quá trình lão hoá, các tế bào tĩnh điện mất hoạt tính, kéo theo hàng loạt các tế bào khác “đi theo” mình chính là do sự trục trặc của sự cung cấp năng lượng.
Mặc dù người ta vẫn nói sự lão hoá của ty lạp thể chỉ là nguyên nhân gián tiếp của sự lão hoá tế bào, nhưng các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu mà David Walker đứng đầu lại kích thích hoạt tính của ty lạp thể để tác dụng đến gene PGC-1. Còn quá sớm để chứng minh vai trò điều chỉnh của ty lạp thể không chỉ ở ruồi giấm mà ở cả con người.
Bí mật của tuổi thọ có thể nằm ở ruột?
“Kích hoạt gene này trong tế bào thuộc các mô khác nhau của ruồi giấm, chúng tôi đã trấn áp được quá trình lão hoá tế bào. Cuối cùng, chúng tôi phát hiện ra rằng, nếu kích thích gene PGC-1 trong các tế bào của hệ tiêu hoá lại có tác dụng hơn cả, có thể tăng được thời gian sống của những con ruồi giấm”, giáo sư Walker người đứng đầu chương trình nghiên cứu cho biết trên popmech.
Theo Walker, bằng cách đó, ông kéo dài được cuộc sống cho những con ruồi bé nhỏ ấy lên được 1,5 lần. Ông đã tạo ra những con ruồi sống được 2 tháng, ở giai đoạn này, những dầu hiệu lão hoá của chúng mới bắt đầu xuất hiện. Chúng trở nên chậm chạp hơn, uể oải hơn.
Ông David Walker nói tiếp: “Những kích thích tương tự đến nơron, đến tế bào cơ bắp và các tế bào khác không đạt được những hiệu quả như vậy. Điều đó nói lên rằng, trong hệ tiêu hoá vẫn che giấu một bí mật nào đó rất quan trọng làm chậm sự lão hoá bằng cách tác động vào ruột tỏ ra có tác dụng tích cực đến toàn bộ cơ thể. Thông thường đi tìm “thuốc trường sinh” – nói theo nghĩa bóng là tìm các biện pháp để trấn áp quá trình lão hoá - người ta cứ nghĩ ngay đến não và tim mà hầu như chẳng ai nghĩ đến vai trò rất đáng kể của hệ tiêu hoá”.
Theo ý kiến của nhà khoa học này, chính hệ tiêu hoá bảo đảm cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng, cũng như là rào cản, che chắn đầu tiên con đường mà các tác nhân gây bệnh và các chất độc thâm nhập vào cơ thể. Như vậy, hệ tiêu hoá nắm ở vị trí tiền tiêu trước khi chia nhánh của quá trình chuyển hoá trong toàn bộ cơ thể. Nếu nó trục trặc, tất cả những bộ phận còn lại đều mất tác dụng. Vậy mà dường như nó bị lãng quên.

Chết não và cái chết của con người
Chết não là gì? Chết não có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây chết não là gì? Chết não có cứu chữa được không? Cùng tìm hiểu về những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Những lý do nên dùng cà chua
Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.
