Bí mật đằng sau việc động vật dùng màu sắc sặc sỡ để hù dọa kẻ thù hoặc thu hút bạn tình

Những con công có màu sắc rực rỡ cố gắng "phô diễn trang phục" hòng gây ấn tượng với bạn tình. Đó là hình thức phổ biến nhất, tuy nhiên, con vật này cũng có thể xòe cái đuôi ra để đe dọa kẻ săn mồi. Nghiên cứu mới cho thấy, có một nguồn gốc sâu xa từ tổ tiên liên quan đến hành vi gây ấn tượng hoặc hù dọa này.

Một số loài như chim bắt ruồi màu đỏ tươi sử dụng bộ lông để thu hút bạn tình, còn rắn chúa núi lại dùng màu sắc đó để bắt chước rắn độc khiến kẻ thù sợ hãi. 

Bí mật ở đây là gì?

Mối liên hệ giữa tổ tiên loài vật và hoạt động của chúng

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa các kiểu màu sắc của một số loài với hoạt động tổ tiên chúng. Các loài biết tận dụng màu sắc tươi sáng để thu hút bạn tình được cho là hậu duệ của động vật hoạt động vào ban ngày. Còn những loài sử dụng màu sắc nhằm cảnh báo kẻ thù là hậu duệ của động vật hoạt động về ban đêm. Sự đe dọa còn được gọi là "chủ nghĩa chết chóc", khi động vật sử dụng dấu hiệu và màu sắc của chúng để hù dọa kẻ săn mồi. 


Chim bắt ruồi có bộ lông rất cuốn hút.

Ngoài ra, cơ chế hoạt động cũng có nhiều thay đổi trong suốt lịch sử tiến hóa. Nhiều loài rắn và lưỡng cư này hoạt động vào ban ngày, nhưng tổ tiên của chúng thực sự hoạt động nhiều hơn vào ban đêm. Mục đích của các nhà khoa học là liên hệ cách sử dụng màu sắc của động vật với tổ tiên chúng. Đa phần loài hoạt động vào ban ngày sẽ dùng màu sắc để thu hút bạn tình như chim hay bò sát. Trong khi loài lưỡng cư, rắn hay sống về đêm thì dùng để hù dọa, xua đuổi kẻ thù.

Nhiều loài động vật trong số này có tổ tiên sở hữu màu lông không có gì nổi bật. Màu sắc tươi sáng bắt đầu được lưu truyền qua nhiều thế hệ vì giúp động vật tồn tại được, tìm bạn đời và sinh sản.

Nhắm đến kẻ săn mồi chứ không phải đồng loại

Nghiên cứu nói trên tin rằng, màu sắc tươi sáng của những loài này tiến hóa để hình thành một tín hiệu cảnh báo cho những kẻ săn mồi. Họ cũng phát hiện những động vật thị lực kém đã tiến hóa với màu sắc rực rỡ. Nghĩa là màu sắc cảnh báo đã tiến hóa để phát hiện ngay cả ở những con vật có khả năng nhìn kém hoặc không thể quan sát. 

Bằng chứng là có thể hầu hết các loài rắn hoặc động vật lưỡng cư không thể phân biệt, vì vậy màu sắc tươi sáng của chúng thường được sử dụng để báo hiệu cho những kẻ săn mồi hơn là cho thành viên cùng loài.

Ngoài ra, màu sắc tươi sáng sẽ giúp động vật có đủ thời gian để thoát khỏi kẻ săn mồi khi rơi vào tình huống bị quấy rầy vào những thời điểm không hoạt động, kể cả ban ngày hay về đêm.

Đối với một số màu như đỏ, cam và vàng, chúng được sử dụng với tần suất dày đặc như một cách tránh kẻ săn mồi và cũng là một cách để thu hút bạn tình. Còn màu xanh lam thường liên quan đến giao phối.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Đăng ngày: 20/04/2025
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Nghịch lý: Động vật càng

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?

Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Đăng ngày: 17/04/2025

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia

Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.

Đăng ngày: 17/04/2025
Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ

Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ

Các nhà khoa học cho biết, loài cá băng ở Nam Cực này chỉ có thể sống được trong môi trường nước lạnh không thể vượt quá 5 độ C.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News