Bí mật rùng mình về những hành tinh bị “ăn thịt”

Các nhà khoa học Anh đã khám phá ra lý do vì sao một số hành tinh khổng lồ có hành vi lao dần về phía sao mẹ.

Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học The Astrophysical Journal Letters đã phát hiện ra cơ chế mới có thể giải quyết bí ẩn lâu đời về quỹ đạo một số hành tinh đang phân rã xung quanh các ngôi sao tương tự như Mặt trời của chúng ta.

Bí mật rùng mình về những hành tinh bị “ăn thịt”
Một sao Mộc nóng rơi vào vùng lửa đỏ của sao mẹ - (Ảnh AI: Anh Thư)

Theo SciTech Daily, trước đây nhiều lần các nhà khoa học đã nhận thấy hành vi giống như thiêu thân của một số ngoại hành tinh thuộc dạng "Sao Mộc nóng".

Đó là những gã khổng lồ khí tương tự sao Mộc nhưng quay quá gần sao mẹ nên có nhiệt độ khắc nghiệt. Chúng mất chỉ vài ngày để quay hết một vòng quanh ngôi sao, lúc nào cũng trông như sắp bị nuốt mất.

Khoảng cách gần này khiến cả hành tinh và ngôi sao phải chịu lực hấp dẫn mạnh mẽ, truyền năng lượng vào quỹ đạo.

Nhưng các hành tinh này không bị nuốt ngay, mà lại từ từ xoắn vào trong suốt hàng tỉ năm cho đến khi bị rơi vào vùng lửa đỏ của sao mẹ.

Các lý thuyết thủy triều hiện tại không thể giải thích đầy đủ về việc sự phân rã quỹ đạo kỳ quặc nói trên, ví dụ sao Mộc nóng WASP-12b trong hệ sao WASP-12.

Trong thiên văn, lực thủy triều là một lực biểu kiến kéo giãn một vật thể về gần hoặc ra xa khỏi khối một vật thể khác do sự chênh lệch về trường hấp dẫn.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Durham (Anh) phát hiện ra rằng trường từ mạnh bên trong một số ngôi sao giống Mặt trời có thể làm tiêu tan thủy triều hấp dẫn từ các hành tinh sao Mộc nóng một cách rất hiệu quả.

Thủy triều tạo ra sóng hướng vào bên trong các ngôi sao. Khi những con sóng này gặp từ trường, chúng được chuyển đổi thành các loại sóng từ khác nhau truyền ra ngoài và cuối cùng biến mất.

Như vậy, chỉ với tác động từ ngôi sao thay vì hấp dẫn lẫn nhau, các hành tinh rơi vào quá trình suy yếu quỹ đạo rất chậm.

Chúng di chuyển theo một hình xoắn ốc, từ từ quay lại gần chứ không lao thẳng vào sao mẹ mà cũng không giữ được vị trí ổn định.

TS Craig Duguid, tác giả chính của nghiên cứu cho biết cơ chế mới này có ý nghĩa sâu rộng đối với sự tồn tại của các hành tinh chu kỳ ngắn và đặc biệt là sao Mộc nóng.

Nó mở ra một hướng nghiên cứu thủy triều mới và sẽ giúp hướng dẫn các nhà thiên văn học quan sát tìm ra các mục tiêu đầy hứa hẹn để quan sát sự phân rã quỹ đạo.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tuần tới sẽ có mưa sao băng

Tuần tới sẽ có mưa sao băng "kép" thắp sáng bầu trời

Những người yêu thích thiên văn học sẽ được chứng kiến trận mưa sao băng " kép" khi hai trận mưa sao băng Alpha Capricornids và Southern Delta Aquariids đều đạt cực đại vào tuần tới.

Đăng ngày: 25/07/2024
55 năm nhìn lại hành trình lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt trăng

55 năm nhìn lại hành trình lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt trăng

Con tàu được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Saturn V từ Trung tâm vũ trụ Kennedy tại đảo Merritt, Florida vào ngày 16/7/1969 và 3 nhà du hành vũ trụ Mỹ.

Đăng ngày: 25/07/2024
Những

Những "giếng trời" trên Mặt trăng, nơi Mỹ - Trung có thể chạy đua lập căn cứ

Việc phát hiện một ống dung nham khổng lồ gần nơi tàu Apollo 11 hạ cánh đang mở ra khả năng tận dụng những " giếng trời" như vậy để xây dựng căn cứ Mặt trăng trong tương lai gần.

Đăng ngày: 24/07/2024
Phát hiện bất ngờ về những “trái tim tử thần” của vũ trụ

Phát hiện bất ngờ về những “trái tim tử thần” của vũ trụ

Một cơ chế điều hòa tương tự như hoạt động của tim và phổi trong cơ thể người đã ngăn các thiên hà trong vũ trụ hóa " thây ma".

Đăng ngày: 24/07/2024
Phát hiện thêm 2 nơi ẩn chứa dấu vết sự sống ngoài hành tinh

Phát hiện thêm 2 nơi ẩn chứa dấu vết sự sống ngoài hành tinh

Nhân loại có thể sớm chạm tới bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh theo cách dễ dàng hơn chúng ta từng nghĩ.

Đăng ngày: 23/07/2024
Khó xác định hành tinh lớn nhất từng được phát hiện

Khó xác định hành tinh lớn nhất từng được phát hiện

Giới nghiên cứu vẫn chưa biết chính xác hành tinh lớn nhất từng được ghi nhận do rất khó đo khối lượng, kích thước của hành tinh ngoài hệ.

Đăng ngày: 23/07/2024
Bức ảnh huyền thoại của phi hành gia cô đơn nhất lịch sử

Bức ảnh huyền thoại của phi hành gia cô đơn nhất lịch sử

Michael Collins chụp bức ảnh nổi tiếng trong nhiệm vụ Apollo cách đây 55 năm sau chuyến bay lịch sử quanh vùng tối Mặt trăng.

Đăng ngày: 23/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News