Bị nghẹt mũi khi cảm cúm, nên hỉ ra ngoài hay nuốt đờm xuống bụng thì tốt hơn?

Theo nghiên cứu mới đây nhất thì bạn nên nuốt xuống. Đừng nghĩ là nó bẩn! Đằng nào thì bình thường bạn chẳng "uống" chừng 2l nước mũi, nước bọt của chính mình mỗi ngày.

Cảm cúm thì ai mà chẳng bị, nhất là trong những tiết chuyển mùa như lúc này. Nó không chỉ khiến chúng ta đau nhức, mệt mỏi, mà còn hết sức bất tiện vì bị nghẹt mũi nữa.

Mặc dù bạn có thể thở bằng miệng, nhưng cách đó lại khiến cổ họng thêm khô rát, đã đau lại càng thêm đau. Và dẫu có tạm thời giải quyết được vấn đề cung cấp không khí cho lá phổi đi nữa, thì vẫn còn đó mớ nước mũi dồn đống đầy bức bách trong đường thở.

Thường thì có hai phương pháp để "dọn dẹp" đám bầy nhầy này. Một là hỉ (xì mũi) nó ra ngoài, hai là nuốt thẳng xuống bụng. Hầu hết chúng ta đều sử dụng cả hai cách, nhưng rõ ràng là ai nấy cũng muốn tống nó ra chứ không ưa nuốt vào.


Thói quen xì mũi khi bị cảm của bạn có thể là nguyên nhân khiến bệnh cúm lan truyền.

Tiếc là cách xử lý này không được đúng cho lắm! Theo một nghiên cứu mới đây từ các chuyên gia Khoa Y học Nhiệt đới thuộc Bệnh viện Hoàng gia Liverpool của Vương quốc Anh, thói quen xì mũi khi bị cảm của bạn có thể là nguyên nhân khiến bệnh cúm lan truyền.

Tuy rằng xì nước mũi ra ngoài thì có vẻ sạch sẽ hơn, nhưng thực tế lại không hẳn là như vậy. Theo bác sĩ Simon Gane xì mũi không phải là cách giải quyết hữu hiệu nhất. Thay vào đó, "Nuốt xuống thì tốt hơn" - Gane nói.

"Bạn thậm chí còn không cần phải cố hít và nuốt; thực tế thì chúng ta đã luôn nuốt nước bọt và nước mũi mà chẳng hề hay biết, và số lượng lên tới 2 lít mỗi ngày".

Theo Gane, chuyện bị ngạt mũi khi bị cảm là rất bình thường. Nó chỉ là một cơ chế phòng thủ của cơ thể. Phải mất cả hàng triệu năm tiến hóa, cơ thể con người mới tìm ra cách đối phó với virus cảm cúm là tiết ra chất nhầy gây tắc nghẽn đường thở ấy. Nếu như nó tắc chỉ vì virus và vi khuẩn, hãy để cơ thể tự đối phó với chúng đi.

Nếu ghét phải "uống" nước mũi, bạn có thể sử dụng thuốc xịt thông mũi. Tuy nhiên, Gane khuyến cáo không nên sử dụng liên tục trong nhiều ngày, vì nó có thể gây hại cho lớp niêm mạc mũi.

Còn nếu bạn cứ nhất định phải xỉ mũi ra mới thấy dễ chịu hơn, vậy thì hãy xì một cách thật nhẹ nhàng. Lớp da trong mũi của chúng ta vừa hết sức mỏng manh lại vừa lắm mạch máu gần bề mặt. Nếu xì quá mạnh, bạn có thể khiến mũi mình bị chảy máu cam.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News