Bị nhện nâu cắn, bé gái 8 tuổi phải ghép da gấp để cứu kịp

Cô bé 8 tuổi bị một con nhện từ trần nhà tắm xà xuống cắn vào tay, để lại một lỗ nhỏ trên mu bàn tay. Vết cắn nhanh chóng hoại tử đến nỗi cô bé phải được đem phẫu thuật ngay.

Theo tờ Daily Mail bà Haley Kinnaird, mẹ của cô bé Abbie Kinnaird (8 tuổi ở Colchester, Essex, Anh) cho biết vết cắn ban đầu chỉ là một đốm đỏ trước khi đau đớn và sưng tấy rồi chuyển màu đen. Bà đã đưa cô đến một trung tâm y tế gần đó ngay hôm sau và Abbie được cho dùng kháng sinh.

Một tuần sau, vết cắn không được cải thiện. Cánh tay Abbie sưng to, đỏ và phát ban. Cuối cùng Bà Kinnaird đã phải vội vàng đưa cô đến bệnh viện, nơi các bác sĩ phải truyền kháng sinh gấp cho cô. Bà Kinnaird cho biết: "Chúng tôi được thông báo là Abbie phải ghép da, và 2 giờ sau nó được đưa vào phòng phẫu thuật. Họ phải cắt bỏ toàn bộ chỗ thịt bị hoại tử màu đen rồi ghép da cho bằng phẳng lại".

Bị nhện nâu cắn, bé gái 8 tuổi phải ghép da gấp để cứu kịp
Cô bé Abbie Kinnaird và vết thương trên tay bị nhện nâu cắn.

Abbie đã được truyền kháng sinh ba lần/ngày trong 4 ngày cô ở lại bệnh viện để chống nhiễm trùng từ các vết thương hở đó.

Kể từ khi rời khỏi bệnh viện Abbie đã có ba lần khám kiểm tra tại bệnh viện cùng với việc mẹ cô làm sạch vết thương và thay băng mỗi ngày .

Bà Hayley Kinnaird cho biết Abbie đã rất sợ hãi khi trở về căn hộ đó. Bà yêu cầu các chuyên gia kiểm soát dịch hại đến nhà để phun thuốc diệt nhện vì sau đó bà phát hiện thêm 2 con nhện khác trên giường của cô bé. Những con nhện được cho là ẩn náu trong đồ chơi và quần áo của gia đình là loại nhện nâu có nọc độc. Vết cắn của chúng có thể dẫn đến hoại tử và có khả năng gây tử vong.

Các chuyên gia kiểm soát dịch hại khuyên gia đình bà không nên trở về nhà ngay vì có nguy cơ một số nhện vẫn còn ẩn náu và chưa kịp tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Họ nói lúc chuẩn bị phun thuốc, họ chỉ thấy một vài con nhện, nhưng khi phun thì xuất hiện thêm nhiều con khác trong đó có loài nhện nâu và cả nhện cái.

Bị nhện nâu cắn, bé gái 8 tuổi phải ghép da gấp để cứu kịp
Con nhện nâu thủ phạm của các vụ cắn người. (ẢNH: GETTY).

Tháng 11/2014 cậu bé 5 tuổi Branson Riley Carlisle đến từ Alabama ở Mỹ đã chết sau khi bị cắn vào vai bởi một con nhện nâu ẩn náu trong nhà như vậy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều

Những điều "không thể không biết" về bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ là gì? Căn bệnh đau mắt đỏ đáng ghét lây lan do đâu nhỉ? Cùng xem infographic dưới đây để biết rõ hơn về bệnh đau mắt đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhé.

Đăng ngày: 30/11/2016
Dấu hiệu cảnh báo bệnh Parkinson

Dấu hiệu cảnh báo bệnh Parkinson

Cử động chậm chạp và đơ cứng, run tay chân ngay cả trong lúc nghỉ... có thể là dấu hiệu bệnh Parkinson.

Đăng ngày: 29/11/2016
Bệnh nhân nhí bật tỉnh kỳ diệu sau khi bác sĩ sắp sửa rút ống thở

Bệnh nhân nhí bật tỉnh kỳ diệu sau khi bác sĩ sắp sửa rút ống thở

Một bé gái 1 tuổi bất ngờ tỉnh dậy sau cơn hôn mê chỉ 10 ngày sau khi cha mẹ em thắng kiện để ngăn bệnh viện tắt máy hỗ trợ sự sống.

Đăng ngày: 29/11/2016
8 sai lầm khi ra ngoài trời lạnh khiến bạn dễ bị ốm

8 sai lầm khi ra ngoài trời lạnh khiến bạn dễ bị ốm

Thở bằng miệng, mặc quần áo quá chật, để bụng đói, làm ấm cơ thể bằng rượu là những sai lầm khi giữ ấm khiến nhiều người dễ bị ốm hơn trong thời tiết lạnh.

Đăng ngày: 29/11/2016
Những mẹo vặt từ gạo tuy

Những mẹo vặt từ gạo tuy "lạ hoắc" nhưng cực kỳ hữu ích

Hoá ra còn rất nhiều mẹo vặt từ gạo với những tác dụng vô cùng kì diệu mà chúng ta chưa từng biết. Hãy tận dụng ngay nào!

Đăng ngày: 29/11/2016
Trị chứng sợ hãi bằng trí tuệ nhân tạo

Trị chứng sợ hãi bằng trí tuệ nhân tạo

Các chuyên gia nghiên cứu về thần kinh đã tìm ra cách loại bỏ một số chứng sợ hãi bằng cách kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ chụp não.

Đăng ngày: 28/11/2016
Tìm ra cách thay thế những tế bào già yếu trong cơ thể người

Tìm ra cách thay thế những tế bào già yếu trong cơ thể người

Lão hóa không còn là ác mộng của con người, khi mới đây các nhà khoa học đã làm một điều kì diệu. Một nghiên cứu đáng chú ý đã phát hiện ra cách để loại bỏ những tế bào không còn hoạt động tốt nữa trong cơ thể chúng ta.

Đăng ngày: 28/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News