Biến đổi khí hậu khiến Bắc Cực có nhiều sét hơn

Năm 2021 vùng Bắc cực đã chứng kiến 7.278 tia sét gấp đôi so với 9 năm trước đó cộng lại. Đây là một hiện tượng hiếm gặp và lý do được cho là do biến đổi khí hậu.

Không khí Bắc Cực thường thiếu nhiệt đối lưu cần thiết để tạo ra sét, vì vậy, phát hiện sẽ có nhiều sét hơn tại đây đã khiến các nhà khoa học như Chris Vagasky, nhà khí tượng học và quản lý ứng dụng sét của công ty Vaisala, lo lắng. Ông cho biết: “Trong 10 năm qua, số lượng sét tổng thể ở phía Bắc của Vòng Bắc Cực khá ổn định. Tuy vậy, ở các vĩ độ cao nhất của hành tinh, sét đã gia tăng rất mạnh mẽ”.

Với nhiệt độ tăng ở Bắc Cực cao gấp 3 lần mức trung bình toàn cầu, việc theo dõi sét trong khu vực đã trở thành một chỉ báo quan trọng cho cuộc khủng hoảng khí hậu.

Ba yếu tố cần thiết để tạo ra giông bão gồm độ ẩm, tính không ổn định và lực nâng. Sự biến mất của băng biển có nghĩa là nước có thể bay hơi mạnh hơn, tạo thêm độ ẩm cho bầu khí quyển. Nhiệt độ cao hơn và sự không ổn định của khí quyển tạo điều kiện hoàn hảo cho sét. Do đó, việc theo dõi các xu hướng sét thay đổi ở Bắc Cực có thể tiết lộ nhiều điều về việc bầu khí quyển đang thay đổi như thế nào để ứng phó với biến đổi của khí hậu.

Ông Vagasky cho biết: “Những thay đổi ở Bắc Cực có thể đồng nghĩa với những thay đổi về thời tiết tại nhà. Vấn đề thời tiết là của địa phương, nhưng những gì xảy ra tại ngôi nhà của bạn phụ thuộc vào cách không khí đang hoạt động ở những nơi khác trên toàn thế giới. Những thay đổi đối với điều kiện thời tiết ở Bắc Cực có thể gây ra nhiều đợt bùng phát giá lạnh khắc nghiệt hơn, nhiều đợt nắng nóng hơn hoặc những thay đổi cực đoan về lượng mưa ở châu Âu”.

Biến đổi khí hậu khiến Bắc Cực có nhiều sét hơn
 Khí hậu thay đổi có thể làm tăng khả năng xảy ra cháy rừng do sét đánh. (Ảnh minh họa).

Những đám cháy rừng kinh hoàng hoành hành khắp châu Âu và Bắc Mỹ vào mùa hè năm ngoái ít nhất một phần do sét đánh. Thông thường, chưa đến 15% các vụ cháy rừng trong mỗi năm đều do sét gây ra, nhưng những đám cháy này có diện tích lớn hơn những đám cháy do con người gây ra. Xác định điều kiện thuận lợi gây cháy rừng do sét đánh là điều rất quan trọng để phản ứng nhanh với cháy rừng.

Nguy cơ bị sét đánh ở Bắc Cực vẫn còn thấp, nhưng xác suất sét gia tăng có thể đe dọa các cộng đồng vốn không phải ứng phó với sét thường xuyên trong quá khứ. Người dân trên lãnh nguyên bằng phẳng hoặc đại dương dễ bị sét đánh và sét làm cho hệ thống điện và các cơ sở hạ tầng khác có nguy cơ bị hư hại.

Ông Vagasky cho biết:Khí hậu thay đổi có thể làm tăng khả năng xảy ra cháy rừng do sét đánh. Các nhà khoa học không thể liên kết sét đánh từ một ngày nào đó với những thay đổi trong khí hậu của chúng ta, nhưng việc theo dõi xu hướng sét ở Bắc Cực là rất quan trọng và cần được nghiên cứu ngay bây giờ và trong tương lai”.

Theo báo cáo cập nhật của AMAP, trong vòng chưa tới 50 năm, từ năm 1971 đến 2019, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Bắc Cực đã tăng 3,1 độ C so với mức tăng nhiệt độ của cả Trái đất là 1 độ C. Các tác giả của báo cáo cho biết mức tăng này cao hơn so với đánh giá trước đây. Theo báo cáo trong năm 2019, mức tăng nhiệt trung bình thường niên ở Bắc Cực cao hơn gấp 2 lần so với mức tăng nhiệt trung bình trên toàn cầu.

Theo các nhà nghiên cứu, nếu nhiệt độ của Trái đất tăng ở mức 2 độ C, thì nguy cơ băng ở Bắc Cực biến mất hoàn toàn vào mùa Hè trước khi đóng băng trở lại vào mùa Đông, cao gấp 10 lần so với nhiệt độ Trái đất tăng ở mức 1,5 độ C như mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu. Báo cáo cho rằng một Bắc Cực hầu như không có biển đóng băng vào tháng 9 có thể xảy ra trước năm 2050. Ở Bắc Cực, tháng 9 thường là tháng có ít nước biển đóng băng nhất.

Báo cáo dự báo, vào cuối thế kỷ này, nhiệt độ trung bình ở Bắc Cực có thể tăng từ 3,3 - 10 độ C, cao hơn nhiệt độ trung bình trong giai đoạn 1985-2014, với mức nhiệt tăng cuối cùng phụ thuộc vào lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong tương lai.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khoa học cảnh báo thảm họa

Khoa học cảnh báo thảm họa "Icemageddon" kèm theo thời tiết khắc nghiệt

Thời tiết khắc nghiệt diễn ra nhiều ngày ở bang Alaska (Mỹ) kéo theo nhiệt độ thấp kỷ lục và những trận mưa như trút nước đã khiến các nhà chức trách cảnh báo về " Icemageddon".

Đăng ngày: 07/01/2022
Siêu núi lửa khổng lồ có thể nằm dưới quần đảo Alaska

Siêu núi lửa khổng lồ có thể nằm dưới quần đảo Alaska

Các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều bằng chứng hé lộ sự tồn tại của một siêu núi lửa nối liền với 7 núi lửa khác trên quần đảo Aleut.

Đăng ngày: 05/01/2022

"Bóng ma sa mạc" đang ăn thủng tầng Ozone, làm địa cầu "khó thở"?

Bụi sa mạc - mịn và có khả năng vươn cao lên bầu trời như những bóng ma - có khả năng phá hủy nhiều chất gây ô nhiễm, nhưng cũng âm thầm gây những tác động đáng sợ.

Đăng ngày: 04/01/2022
Hố tử thần sâu 100m giữa sa mạc ở Qatar

Hố tử thần sâu 100m giữa sa mạc ở Qatar

Musfur, hố tử thần sâu nhất có thể tiếp cận từng được phát hiện ở Qatar, cung cấp cho các chuyên gia thông tin về lịch sử địa chất.

Đăng ngày: 04/01/2022
Phát hiện một loại bão chưa từng biết mang tên:

Phát hiện một loại bão chưa từng biết mang tên: "Hồ khí quyển"

Các nhà khoa học vừa phát hiện một kiểu thời tiết mới đó là hồ khí quyển. Trong hồ khí quyển có các vũng nước nhỏ, di chuyển chậm tạo thành những cơn mưa bão.

Đăng ngày: 28/12/2021
Chiêm ngưỡng hiện tượng

Chiêm ngưỡng hiện tượng "tua băng" hiếm gặp ở Nam Cực

Gió mạnh và các dòng hải lưu bất thường đã tạo nên các tua băng tuyệt đẹp trên bề mặt nước giữa thềm băng Ronne.

Đăng ngày: 28/12/2021
Tuyết bất ngờ phủ trắng đỉnh Fansipan ngày cuối tuần, sắp tới nhiệt độ sẽ giảm rất sâu

Tuyết bất ngờ phủ trắng đỉnh Fansipan ngày cuối tuần, sắp tới nhiệt độ sẽ giảm rất sâu

Chiều 26/12 trên đỉnh Fansipan bất ngờ có tuyết rơi làm nhiều du khách có mặt tại đây vô cùng phấn khích.

Đăng ngày: 27/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News