Biến đổi khí hậu khiến xương rồng thay thế tuyết trên dãy Alps

Người dân bang Valais, Thụy Sĩ đã quen với cảnh tượng những sườn núi phủ tuyết giữa mùa đông. Tuy nhiên, khi Trái Đất nóng lên, thứ họ nhìn thấy lại là những cây xương rồng.

Biến đổi khí hậu khiến xương rồng thay thế tuyết trên dãy Alps
Xương rồng đang thay thế tuyết ở nhiều khu vực trên dãy Alps. (Ảnh: Peter Oliver Baumgartner/Guardian).

Xương rồng lê gai và các loài xương rồng khác đang sinh sôi nảy nở trên các ngọn đồi quanh thủ phủ Sion của bang Valais. Các nhà khoa học ước tính xương rồng lê gai đã chiếm 23-30% độ phủ các cây bụi thấp trong khu vực.

Valais không phải nơi duy nhất chứng kiến sự sinh sôi mạnh mẽ của loài xương rồng này. Chúng còn mọc cả ở các bang Ticino và Graubünden của Thụy Sĩ, cũng như khu vực thung lũng Aosta và Valtellina của nước Italy láng giềng.

Ông Yann Triponez, một nhà sinh vật học làm việc tại cơ quan bảo tồn thiên nhiên bang Valais, cho biết xương rồng lê gai đã hiện diện ở khu vực này từ cuối thế kỷ XVIII, khi một số người đưa chúng đến từ Nam Mỹ.

Tuy vậy, khí hậu đang ấm lên tại dãy Alps - bao gồm tình trạng ít tuyết hơn - đã khiến loài sinh vật này có thêm cơ hội phát triển.

“Các loài này có thể chịu đựng nhiệt độ -10 độ C đến -15 độ C mà không có vấn đề gì”, giáo sư Peter Oliver Baumgartner, người từng được chính quyền Valais giao nhiệm vụ viết báo cáo về xương rồng lê gai, nói. “Nhưng chúng ưa thích nơi khô ráo và không thích tuyết”.

Tại những khu vực có độ cao thấp trên dãy Alps, tuyết đang ngày càng hiếm. Theo cơ quan khí tượng Thụy Sĩ, số ngày có tuyết tại những khu vực có độ cao dưới 800m ở quốc gia này đã giảm một nửa so với năm 1970. Trong khi đó, tốc độ tăng nhiệt độ ở đây cao gấp đôi so với trung bình thế giới.

Giới chức Thụy Sĩ lo ngại xương rồng - một loài sinh vật ngoại lại - có thể lan đến các khu bảo tồn sinh vật. Tuy vậy, việc ngăn chặn chúng là không dễ dàng.

“Chúng ta có thể hạn chế chúng. Nhưng tôi không nghĩ chúng ta có thể loại bỏ hoàn toàn”, giáo sư Baumgartner nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Động đất Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra vết nứt dài 300km

Động đất Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra vết nứt dài 300km

Hai vết nứt khổng lồ trên vỏ Trái Đất xuất hiện gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria sau khi hai trận động đất mạnh khiến cả khu vực rung chuyển vào ngày 6/2.

Đăng ngày: 13/02/2023
Giữa tuần này, gió mùa đông bắc sẽ tràn xuống miền Bắc

Giữa tuần này, gió mùa đông bắc sẽ tràn xuống miền Bắc

Nhiệt độ thấp nhất về đêm và sáng ở miền Bắc từ 15/2 phổ biến 14-17 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ 10-13 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 8 độ C.

Đăng ngày: 13/02/2023
Các nhà khoa học đề xuất giải pháp chống biến đổi hậu: Dùng bụi Mặt trăng để che Mặt trời

Các nhà khoa học đề xuất giải pháp chống biến đổi hậu: Dùng bụi Mặt trăng để che Mặt trời

Phương án dùng bụi Mặt Trăng để ngăn chặn bức xạ Mặt Trời tới Trái Đất là ý tưởng mà các nhà vật lý thiên văn đề xuất để chống biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 11/02/2023
Hồ sông băng đe dọa 15 triệu người ở châu Á, Nam Mỹ

Hồ sông băng đe dọa 15 triệu người ở châu Á, Nam Mỹ

Những trận " sóng thần nội địa" gây nguy hiểm cho người dân và phá vỡ cơ sở hạ tầng có thể xảy ra do hồ nước hình thành do sông băng tan chảy tràn vào bờ.

Đăng ngày: 10/02/2023
Thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ qua những con số xót xa

Thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ qua những con số xót xa

Trận động đất mạnh ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/2 đã để lại vô vàn thiệt hai to lớn về người và của

Đăng ngày: 10/02/2023
Quá trình tích tụ áp lực dẫn tới động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Quá trình tích tụ áp lực dẫn tới động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ảnh hưởng của quá trình tích tục áp suất trong hàng nghìn năm khiến trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria thảm khốc nghiêm trọng.

Đăng ngày: 10/02/2023
Từng có một siêu động đất kinh hoàng cướp đi gần 255.000 mạng người chỉ trong 10 giây

Từng có một siêu động đất kinh hoàng cướp đi gần 255.000 mạng người chỉ trong 10 giây

Hơn 45 năm trôi qua, động đất Đường Sơn vẫn là nỗi kinh hoàng đối với không chỉ riêng người dân Trung Quốc, mà còn của cả thế giới.

Đăng ngày: 09/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News