Blue Origin phóng thành công tên lửa đẩy New Shepard

Ngày 19/12, Tập đoàn hàng không vũ trụ Blue Origin của tỷ phú Mỹ Jeff Bezos đã thực hiện thành công vụ phóng tên lửa đẩy New Shepard, đánh dấu sự trở lại của công ty này sau khi gặp thất bại cách đây hơn một năm liên quan vụ phóng tàu vũ trụ không chở người.

Blue Origin phóng thành công tên lửa đẩy New Shepard
Tên lửa đẩy New Shepard của Blue Origin rời bệ phóng tại bãi phóng Launch Site One, gần thị trấn Van Horn, bang Texas, Mỹ, ngày 31/3/2022.

Tên lửa đẩy New Shepard rời khỏi bệ phóng tại bãi phóng Launch Site One, gần thị trấn Van Horn của bang Texas vào lúc 10h42 sáng giờ địa phương (23h42 tối cùng ngày theo giờ Việt Nam). Sau khi tách khỏi tầng đẩy của tên lửa, tàu vũ trụ không người lái đạt độ cao tối đa 107km so với mực nước biển, cao hơn nhiều so với ranh giới không gian gần 99,8km được quốc tế công nhận (hay còn gọi là đường Karman). Sau đó, tầng đẩy tên lửa đã đáp xuống khu vực dãy núi Sierra Diablo. Đây là loại tên lửa có thể tái sử dụng cho các vụ phóng tiếp theo.

Mặc dù tên lửa đẩy New Shepard thực hiện sứ mệnh phóng tàu vũ trụ mang theo khối lượng lớn các thiết bị thí nghiệm khoa học và không chở người, nhưng sứ mệnh này mở đường cho công ty Blue Origin tiếp tục đưa những người giàu có thích cảm giác mạnh trải nghiệm chuyến bay đặc biệt này. Các thí nghiệm khoa học trên tàu bao gồm một thí nghiệm chứng minh hoạt động của công nghệ pin nhiên liệu trong môi trường vi trọng lực; một thí nghiệm khác cho thấy cách thức nước và khí chuyển động trong môi trường không trọng lực.

Vào ngày 12/9/2022, một tên lửa đẩy của Blue Origin đã gần như bốc cháy ngay sau khi rời bệ phóng. Tàu vũ trụ khớp nối với tên lửa đã thực hiện thành công bước tách khẩn cấp khỏi tầng đẩy này và rơi xuống mặt đất an toàn. Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã tiến hành điều tra nguyên nhân sự cố này trong hơn một năm qua. Kết quả điều tra cho thấy vòi phun động cơ bị hỏng khiến nhiệt độ vận hành cao hơn dự kiến. FAA đã yêu cầu Blue Origin thực hiện các biện pháp khắc phục, trong đó có việc thiết kế lại một số bộ phận động cơ, trước khi nối lại các vụ phóng tàu vũ trụ.

Kể từ tháng 7/2021 đến nay, Blue Origin đã thực hiện tổng cộng 6 vụ phóng tàu vũ trụ có phi hành đoàn, đưa 31 người vào vũ trụ, trong đó có tỷ phú Jeff Bezos và diễn viên William Shatner.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kính thiên văn “săn tìm người ngoài hành tinh” bắt 35 tín hiệu lạ

Kính thiên văn “săn tìm người ngoài hành tinh” bắt 35 tín hiệu lạ

Nhấp nháy theo một kiểu khó hiểu chưa từng thấy, 35 tín hiệu vô tuyến mới khiến các nhà khoa học bối rối.

Đăng ngày: 20/12/2023
Ngoại hành tinh gần Trái đất nhất có sinh vật biển?

Ngoại hành tinh gần Trái đất nhất có sinh vật biển?

Một đại dương có thể sống được vừa được xác định trên ngoại hành tinh Proxima b.

Đăng ngày: 20/12/2023
NASA dựng bản đồ 3D dải Ngân hà

NASA dựng bản đồ 3D dải Ngân hà

NASA thông báo đang chuẩn bị thực hiện một sự mệnh mới nhằm vào khoảng không gian giữa các ngôi sao, qua đó giúp dựng nên một bản đồ 3D của Ngân hà chứa hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 20/12/2023
Những mẫu tên lửa vũ trụ mới dự kiến phóng năm 2024

Những mẫu tên lửa vũ trụ mới dự kiến phóng năm 2024

Một số tên lửa mới của châu Âu và Mỹ sẽ phóng năm sau, khi ngành hàng không vũ trụ thiếu phương tiện phóng do số lượng vệ tinh tăng.

Đăng ngày: 19/12/2023
Xác định tín hiệu lạ từ

Xác định tín hiệu lạ từ "hành tinh của tử thần"

Ánh sáng xanh lá cây ma quái có thể giúp các nhà thiên văn tìm ra các hành tinh sống sót quanh một trong các loại " quái vật vũ trụ" đáng sợ nhất.

Đăng ngày: 19/12/2023
Tìm thấy dấu hiệu phân tử hữu cơ trên tiểu hành tinh Bennu?

Tìm thấy dấu hiệu phân tử hữu cơ trên tiểu hành tinh Bennu?

Các nhà khoa học đã tìm thấy dấu hiệu của các phân tử hữu cơ trong các mẫu đầu tiên của tiểu hành tinh Bennu, một tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm.

Đăng ngày: 18/12/2023
Nhiệt kế không gian mạnh nhất thế giới

Nhiệt kế không gian mạnh nhất thế giới "chết" sau 6 tháng

SatVu, công ty vận hành vệ tinh HOTSAT-1, hôm 15/12 thông báo vệ tinh gặp trục trặc chỉ sáu tháng sau khi phóng lên quỹ đạo.

Đăng ngày: 18/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News