Bộ đồ lặn chịu được áp suất ở độ sâu 183m

Hải quân Mỹ hoàn thành các thử nghiệm dưới bể nước cho bộ đồ lặn sâu mới mang tên Thám hiểm Biển sâu không Giảm áp (DSEND).

Bộ đồ lặn DSEND của Hải quân Mỹ có thể chịu được áp suất trên 18 atm ở độ sâu 183m, Interesting Engineering hôm 28/4 đưa tin.

Bộ đồ lặn chịu được áp suất ở độ sâu 183m
Bộ đồ lặn DSEND được thiết kế để bảo vệ người mặc khỏi áp lực nước khi xuống sâu. (Ảnh: Hải quân Mỹ).

"DSEND thực sự giúp thay đổi cuộc chơi vì bộ đồ là một môi trường độc lập, giữ áp suất bên trong ổn định khi người mặc ngày càng xuống sâu và áp suất bên ngoài ngày càng tăng. Bộ đồ giúp tăng sự an toàn cho thợ lặn, cho phép họ mở rộng phạm vi hoạt động và loại bỏ thời gian giảm áp kéo dài", tiến sĩ Sandra Chapman, chuyên gia tại Phòng Hiệu suất Binh lính thuộc Văn phòng Nghiên cứu Hải quân (ONR), cho biết.

DSEND trang bị một hệ thống hỗ trợ sự sống khép kín bao bọc thợ lặn trong "kén áp suất" ổn định suốt chuyến lặn. Do đó, thợ lặn có thể làm việc ở độ sâu lớn trong thời gian dài và có thể nhanh chóng bơi lên mà không cần trải qua quá trình giảm áp (khi thợ lặn phải thực hiện một hoặc nhiều lần nghỉ trong quá trình bơi lên để cơ thể có thời gian giải phóng nitơ, hoặc khí khác như heli, một cách an toàn).

"Vì DSEND duy trì áp suất nhất quán, thợ lặn không phải chịu các tác động sinh lý tiêu cực liên quan đến việc lặn sâu như bệnh giảm áp, tiếp xúc với cái lạnh và sự ẩm ướt. Thợ lặn có thể làm việc trong thời gian dài dưới nước sâu rồi nhanh chóng trở lại mặt nước", Paul McMurtrie, quản lý chương trình lặn tại Cơ quan Hệ thống Biển Hải quân (NAVSEA), giải thích.

Dù được làm bằng vật liệu cứng và bền, DSEND vẫn khá nhẹ, giúp người mặc có thể dễ dàng bơi lội hay bước đi dưới đáy biển. Bộ đồ cũng có những lợi ích khác như dễ mặc và cởi, có thể điều chỉnh theo cỡ người của thợ lặn. Ngoài ra, DSEND cũng giúp thợ lặn bớt mệt nhọc nhờ tích hợp các khớp, kẹp và phần bao tay làm từ vật liệu mới bền chắc, nhẹ, phản ánh chuyển động tự nhiên của khớp người.

"DSEND sẽ cho phép thợ lặn thực hiện những nhiệm vụ khó hơn bằng cách xuống sâu hơn, làm việc nhanh hơn và hoạt động lâu hơn. Họ làm tất cả việc này trong khi được một bộ áo giáp cảm biến bảo vệ. Có cảm giác như chúng tôi đang phát triển áo giáp thông minh của tương lai mà bạn thấy trong phim vậy", Tom Hansen, kỹ sư nghiên cứu tại Trung tâm Tác chiến Dưới biển Hải quân (NUWC), chia sẻ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cảm biến phát hiện nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm

Cảm biến phát hiện nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm

Đại học Sao Paulo (USP), Brazil, vừa trình làng loại cảm biến dạng giấy gọn nhẹ, giúp phát hiện nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm.

Đăng ngày: 28/04/2023
Vật liệu siêu dẫn giúp đẩy xe ở tốc độ gần 645km/h

Vật liệu siêu dẫn giúp đẩy xe ở tốc độ gần 645km/h

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Houston, Mỹ, đề xuất sử dụng vật liệu siêu dẫn để đẩy xe chở khách và hàng hóa ở tốc độ siêu cao dọc cơ sở hạ tầng đường cao tốc hiện nay.

Đăng ngày: 27/04/2023
Thụy Điển cho ra mắt phà điện chở khách tự động đầu tiên trên thế giới

Thụy Điển cho ra mắt phà điện chở khách tự động đầu tiên trên thế giới

Stockholm trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới đưa vào sử dụng phà chở khách thương mại tự lái chạy hoàn toàn bằng điện.

Đăng ngày: 27/04/2023
Trung Quốc phát triển mạng Internet kết nối các siêu máy tính

Trung Quốc phát triển mạng Internet kết nối các siêu máy tính

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đề xuất phát triển mạng lưới Internet tốc độ cao kết nối các siêu máy tính trên cả nước để phục vụ nghiên cứu.

Đăng ngày: 26/04/2023
Bộ pin giúp xe điện chạy 1,5 triệu km không cần sạc

Bộ pin giúp xe điện chạy 1,5 triệu km không cần sạc

Hai công ty công nghệ bền vững cùng phát triển bộ pin cho xe điện hạng nặng với tuổi thọ đáng nể, có thể cung cấp điện cho xe chạy hơn 1,5 triệu km.

Đăng ngày: 26/04/2023
Trung Quốc lên kế hoạch xây đường tàu 1.000km/h

Trung Quốc lên kế hoạch xây đường tàu 1.000km/h

Trung Quốc nhiều khả năng xây đường tàu siêu tốc hyperloop đầu tiên giữa Thượng Hải và Hàng Châu, ước tính sẽ giảm 15 phút di chuyển so với chạy xe hoặc đường sắt tốc độ cao.

Đăng ngày: 25/04/2023
Mỹ phát triển thiết bị hỗ trợ lưỡi điều khiển điện thoại, máy tính

Mỹ phát triển thiết bị hỗ trợ lưỡi điều khiển điện thoại, máy tính

Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tại Mỹ đang phát triển một thiết bị giúp người sử dụng dùng lưỡi để điều khiển điện thoại thông minh hoặc máy tính.

Đăng ngày: 24/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News