Bộ gene của chúng ta đầy "DNA rác, tại sao không xóa đi?

Bộ gene người bao gồm khoảng 3 tỉ phân tử cặp base, trong đó chỉ có khoảng 2% mã hóa protein, 98% còn lại có chức năng ít rõ ràng hơn và bị một số người cho là "DNA rác" vô dụng.

Giờ đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Tel Aviv ở Israel đã bổ sung thêm một số hiểu biết quan trọng về lý do tại sao DNA (phân tử mang thông tin di truyền) không được mã hóa vẫn tồn tại.

Bộ gene của chúng ta đầy DNA rác, tại sao không xóa đi?
Sự lộn xộn DNA này không chỉ nằm rải rác giữa các gene, chúng còn thường làm gián đoạn ở giữa trình tự phát triển gene - (Ảnh: SHUTTERSTOCK).

Điều này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự đa dạng phong phú về kích thước của các bộ gene trên khắp thế giới.

Vào năm 1977, hai nhà khoa học tên là Richard Roberts (nhà sinh hóa học và sinh học phân tử người Anh) và Philip Allen Sharp (nhà di truyền học và sinh học phân tử người Mỹ) nhận thấy sự lộn xộn DNA này không chỉ nằm rải rác giữa các gene của chúng ta, mà chúng còn thường làm gián đoạn ở giữa trình tự phát triển gene - một khám phá mà sau này đã mang về cho họ giải thưởng Nobel.

Tại sao quá trình tiến hóa không dọn dẹp mớ hỗn độn này trong bộ gene thông qua chọn lọc tự nhiên, để biến chúng thành những sinh vật hiệu quả hơn?

Công bố nghiên cứu trên tạp chí Open Biology, các nhà khoa học của Đại học Tel Aviv cho biết, việc xóa bất kỳ đoạn "DNA rác" nào xung quanh các vùng mã hóa có thể sẽ ảnh hưởng đến sự sống còn của con người. Vì các phần mã hóa cũng có thể bị cắt bỏ cùng lúc.

Họ nhận thấy về cơ bản "DNA rác" hoạt động như một bộ đệm đột biến, bảo vệ các vùng chứa các trình tự nhạy cảm để mã hóa protein.

Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một mô hình toán học để thể hiện những động lực này trong thực tế.

Mặt khác, họ phát hiện các "DNA rác" có nhiều chức năng khả thi hơn, chúng được phiên mã thành các chuỗi RNA giám sát quá trình sản xuất protein.

Những gì chúng ta có thể coi là rác, theo thời gian, có thể được coi là kho báu di truyền, thiên nhiên dường như biết những gì nó đang làm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao ở thung lũng Matanuska có thể trồng ra những củ hành tây to bằng quả bóng đá?

Vì sao ở thung lũng Matanuska có thể trồng ra những củ hành tây to bằng quả bóng đá?

Thung lũng Matanuska, Alaska (Mỹ) còn có tên gọi khác là thung lũng rau củ khổng lồ.

Đăng ngày: 28/02/2023
Tại sao núi lửa dưới biển không bị nước biển dập tắt?

Tại sao núi lửa dưới biển không bị nước biển dập tắt?

Chúng ta đều biết được rằng nước có thể dập tắt được lửa, không ở đâu nhiều nước bằng đại dương. Thế nhưng tại sao nước ở đó vẫn không thể dập tắt được núi lửa?

Đăng ngày: 28/02/2023
Vì sao pha lê xanh lại hình thành trên những xác chết cổ đại?

Vì sao pha lê xanh lại hình thành trên những xác chết cổ đại?

Những người hâm mộ thể loại giả tưởng có lẽ đã quen với ý tưởng về những viên đá hoặc tinh thể đặc biệt hình thành trên xác chết cổ đại và nó sẽ sở hữu một số đặc tính thần bí.

Đăng ngày: 27/02/2023
Tại sao loài gà lại nhìn kém trong bóng tối?

Tại sao loài gà lại nhìn kém trong bóng tối?

Thị giác là giác quan phát triển nhất ở loài gà. Điều này là do mắt của gà được thiết kế để nhìn rõ các đối tượng di chuyển nhanh, đặc biệt là khi chúng đang di chuyển trong không gian mở.

Đăng ngày: 27/02/2023
Tại sao dấu vân tay của con người lại khác nhau?

Tại sao dấu vân tay của con người lại khác nhau?

Chúng ta đều biết rằng dấu vân tay của mọi người là khác nhau, và dấu vân tay thậm chí còn độc đáo hơn cả DNA.

Đăng ngày: 25/02/2023
Vì sao lõi Trái đất đang quay chậm lại?

Vì sao lõi Trái đất đang quay chậm lại?

Phần lõi rắn bên trong của Trái đất được bao phủ bởi lớp vỏ bên ngoài cấu thành bởi chất lỏng. Điều này cho phép lõi rắn quay với tốc độ khác so với tốc độ quay của Trái đất.

Đăng ngày: 25/02/2023
Tại sao một số người tin rằng đế chế La Mã thịnh vượng trong 503 năm đã bị phá hủy bởi chì?

Tại sao một số người tin rằng đế chế La Mã thịnh vượng trong 503 năm đã bị phá hủy bởi chì?

Đế chế La Mã đã từng được xem là đế chế hùng mạnh nhất thế giới trong thời kỳ cổ đại, thế nhưng giống như những đế chế khác trong lịch sử, cuối cùng nó cũng đã suy tàn.

Đăng ngày: 24/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News