Bộ lạc sống kiểu “ăn lông ở lỗ” ở Indonesia

Bộ lạc sống kiểu "ăn lông ở lỗ" ở Indonesia vừa được một nhiếp ảnh gia người Italy Roberto Pazzi ghi lại trong chuyến đi thực tế của mình.


Bộ lạc sống kiểu "ăn lông ở lỗ" ở Indonesia là người thuộc bộ tộc Dani.


Bộ tộc Dani được phát hiện vào năm 1938 sau khi một phi công trên chuyến bay thám hiểm tìm kiếm dấu hiệu của nền văn minh ở Baliem Valley.


Hiện, bộ tộc này còn khoảng 300 người, sống trong các túp lều nhỏ rải rác khắp Baliem Valley. Thậm chí, một số bộ lạc chỉ còn 3 đến 4 thành viên.


"Những người Dani thường rất nhút nhát, tuy nhiên họ cũng khá tò mò", nhiếp ảnh gia Roberto Pazzi cho biết.


"Thật hấp dẫn khi nghĩ rằng những người Dani vẫn còn sống khá nguyên thủy, trong khi chúng tôi có internet, xe hơi và các trung tâm mua sắm", Roberto Pazzi nói.


"Khi đến ngôi làng của họ lần đầu tiên, tôi ngạc nhiên với cách giao tiếp của họ: Họ thường đan tay với bạn và giữ chặt vai bạn", Roberto Pazzi cho hay.


Phụ nữ Dani thường trét đầy bùn đất lên người khi để tang người thân. Còn phụ nữ chưa lập gia đình mặc váy truyền thống bằng cỏ khô. Phụ nữ đã kết hôn thì mặc váy được bện bằng sợi cây cỏ.


"Mặc dù phụ nữ thì rất dè dặt, song trẻ em thì hoàn toàn ngược lại - chúng tràn đầy năng lượng và mong muốn tìm hiểu thế giới phương Tây", Roberto Pazzi cho biết.


Cây thuốc lá mọc suốt dọc con đường dẫn đến ngôi làng ở miền nam Kurima, Baliem Valley. Những công cụ kim loại như dao là rất hiếm và du nhập gần đây từ phương Tây.


Bộ tộc này có một nghi lễ tang lễ đặc biệt và đầy đau đớn: tục cắt cụt ngón tay của phụ nữ để bày tỏ lòng thương tiếc khi người nhà qua đời. (Ảnh:orissapost).


Theo truyền thống, phụ nữ Dani sẽ chặt một hoặc nhiều ngón tay, tùy thuộc vào mức độ thân thiết với người đã khuất, như một hình thức hiến tế để xua đuổi tà ma và giúp linh hồn người chết sang thế giới bên kia. (Ảnh:Fab Magazine).


Nghi lễ này được thực hiện bởi một nữ trưởng lão, với dụng cụ sắc nhọn như đá hoặc dao, và sau đó vết thương được đốt để cầm máu. (Ảnh:Zoom News).


Mặc dù tục lệ này ít phổ biến hơn do ảnh hưởng của hiện đại hóa và các nỗ lực ngăn cản từ chính phủ Indonesia, nhưng nó vẫn tồn tại trong một số cộng đồng Dani như một phần quan trọng của di sản văn.(Ảnh:All That's Interesting).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Vàng được hình thành như thế nào?

Vàng được hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Đăng ngày: 20/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán

Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán

Sau lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết, ngày mùng 7 tháng Giêng thường được coi là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết Nguyên đán. Sau ngày mùng 7, mọi người phải ra sức, trở lại lao động bình thường.

Đăng ngày: 17/02/2025
Tìm hiểu về phong tục Mừng tuổi ngày Tết

Tìm hiểu về phong tục Mừng tuổi ngày Tết

Tục mừng tuổi đã là một phần không thể tách rời của văn hóa người Việt trong suốt lịch sử.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News