Bổ sung sắt vào ngũ cốc để giảm nguy cơ thiếu máu ở trẻ

Các nhà khoa học Hà Lan kêu gọi các nước nghèo bổ sung chất sắt vào ngũ cốc nhằm hạn chế tình trạng thiếu máu ở trẻ em.

Theo kết quả một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan, công bố trên tạp chí y khoa "Lancet" (Anh) số ra ngày 26.5, ngũ cốc nếu được bổ sung một loại chất sắt mới có tên khoa học là "sodium iron edetic acid" (NaFeEDTA), sẽ giúp chống lại bệnh thiếu máu hiện được cho là khá phổ biến ở trẻ em các nước nghèo.

Theo thống kê, gần một nửa số trẻ em tại các nước đang phát triển có nguy cơ thiếu chất sắt, chủ yếu do chế độ ăn phụ thuộc quá nhiều vào gạo, ngô và các loại ngũ cốc khác. Trong ngũ cốc có chứa chất phytate, chất này cản trở quá trình hấp thụ sắt trong ruột, khiến cơ thể chỉ hấp thụ được 5% lượng sắt từ thức ăn thực vật, phần còn lại bị thải ra ngoài. Trong nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường ĐH Wageningen - Hà Lan, chất sắt NaFeEDTA, gồm các hạt sắt nhỏ được bao bọc trong lớp "áo khoác" hợp chất các-bon, có thể ngăn chặn sự xâm nhập của chất phytate và từ đó đưa toàn bộ lượng sắt trong thức ăn vào ruột để thẩm thấu.

Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm với 505 trẻ 3-8 tuổi sống ở vùng Marafa miền Đông Kenya và chia thành ba nhóm nghiên cứu. Hàng ngày, tất cả những trẻ em này ăn món u-gi (món cháo của dân địa phương làm từ bột ngô và trộn đường). Nhóm thứ nhất ăn u-gi không bổ sung sắt. Nhóm thứ hai ăn u-gi có thêm sắt điện phân, loại chất sắt phổ biến mà nhiều nước đang sử dụng để phòng ngừa chứng thiếu máu.

Nhóm còn lại được ăn u-gi đã bổ sung "sắt-EDTA" mới. Kết quả cho thấy, sau 5 tháng, món u-gi có bổ sung "sắt - EDTA" đã giảm tới 89% tỷ lệ trẻ mắc bệnh thiếu máu, so với nhóm thứ nhất. Trong khi đó, sắt điện phân đã áp dụng ở nhóm thứ hai dường như không tạo ra hiệu quả trong việc đẩy lùi chứng bệnh này.

Năm 1990 chỉ có hai nước là Mỹ và Canada bổ sung chất sắt vào bột mì. Đến nay đã có 49 nước thực hiện việc này, trong đó có một số nước đang phát triển như Nigeria và Nam Phi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê

Đăng ngày: 06/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News