"Bóng ma sa mạc" đang ăn thủng tầng Ozone, làm địa cầu "khó thở"?

Bụi sa mạc - mịn và có khả năng vươn cao lên bầu trời như những bóng ma - có khả năng phá hủy nhiều chất gây ô nhiễm, nhưng cũng âm thầm gây những tác động đáng sợ.

Nghiên cứu vừa công bố trên Science Advances giúp các nhà khoa học đánh giá toàn diện hơn về mối liên quan giữa chu trình đất và khí quyển, từ đó có những chiến lược chuẩn xác hơn trong nỗ lực làm sạch không khí địa cầu, chống lại biến đổi khí hậu.

Bóng ma sa mạc đang ăn thủng tầng Ozone, làm địa cầu khó thở?
Sa mạc Atacama, nơi mà I-ốt trong bụi sa mạc hóa khí một cách khó hiểu, như "bóng ma" bay lên và phá hủy tầng Ozone - (Ảnh: Sam Hall)

Nhóm khoa học gia từ Đại học Colorado ở Boulder (Mỹ) nhận ra rằng I-ốt (Iodine), một hóa chất phổ biến trong đất và dễ dàng bay lên khí quyển theo bụi sa mạc, có khả năng tẩy sạch nhiều dạng khí ô nhiễm, trong đó có Ozone, thứ mà nếu ở trên mặt đất thì cực kỳ độc hại với con người.

Nhưng ngược lại, nó lại khiến nhiều khí nhà kính khác tồn tại lâu hơn, đồng nghĩa với việc tuy tẩy bớt những thứ có độc khi chúng ta hít vào, nhưng lại góp phần làm nóng lên toàn cầu.

Phát hiện này còn đưa đến một lời cảnh báo khác: nếu nó bốc lên đủ cao, không phải từ bụi sa mạc, mà khi đã bị biến đổi và ẩn trong các phân tử khí, có thể là thông qua một số hoạt động công nghiệp của con người, nó sẽ ăn mòn tầng Ozone, là lớp bảo vệ quan trọng cho Trái Đất khỏi bức xạ gây hại, theo tờ SciTech Daily.

"Do vậy, cần tránh bổ sung I-ốt vào tầng bình lưu" - giáo sư Rainer Volkamer, tác giả chính của nghiên cứu, cảnh báo.

Trước đó, qua bộ dữ liệu thu được từ các chuyến bay khảo sát ngoài khơi Chile và Costa Rica, các nhà khoa học nhận thấy bụi thổi ở vùng này giàu I-ốt đến kinh ngạc. Quan sát khác từ nguồn bụi sa mạc từ Atacama và Schura ở Chile và Peru cho thấy I-ốt trong đó bị biến thành dạng khí nhanh chóng.

Vì sao chúng biến đổi, đó là một câu hỏi cần phân tích thêm nhưng các nhà khoa học, như đã nói ở trên, nghi ngờ là do tác động từ một hoạt động nào đó của con người.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hố tử thần sâu 100m giữa sa mạc ở Qatar

Hố tử thần sâu 100m giữa sa mạc ở Qatar

Musfur, hố tử thần sâu nhất có thể tiếp cận từng được phát hiện ở Qatar, cung cấp cho các chuyên gia thông tin về lịch sử địa chất.

Đăng ngày: 04/01/2022
Phát hiện một loại bão chưa từng biết mang tên:

Phát hiện một loại bão chưa từng biết mang tên: "Hồ khí quyển"

Các nhà khoa học vừa phát hiện một kiểu thời tiết mới đó là hồ khí quyển. Trong hồ khí quyển có các vũng nước nhỏ, di chuyển chậm tạo thành những cơn mưa bão.

Đăng ngày: 28/12/2021
Chiêm ngưỡng hiện tượng

Chiêm ngưỡng hiện tượng "tua băng" hiếm gặp ở Nam Cực

Gió mạnh và các dòng hải lưu bất thường đã tạo nên các tua băng tuyệt đẹp trên bề mặt nước giữa thềm băng Ronne.

Đăng ngày: 28/12/2021
Tuyết bất ngờ phủ trắng đỉnh Fansipan ngày cuối tuần, sắp tới nhiệt độ sẽ giảm rất sâu

Tuyết bất ngờ phủ trắng đỉnh Fansipan ngày cuối tuần, sắp tới nhiệt độ sẽ giảm rất sâu

Chiều 26/12 trên đỉnh Fansipan bất ngờ có tuyết rơi làm nhiều du khách có mặt tại đây vô cùng phấn khích.

Đăng ngày: 27/12/2021
Bão bụi như

Bão bụi như "ngày tận thế" tấn công thị trấn ở Australia

Cơn bão bụi khủng khiếp tấn công một thị trấn ở Australia và tạo ra khung cảnh như " ngày tận thế".

Đăng ngày: 22/12/2021
Sau Giáng Sinh, miền Bắc đón đợt không khí lạnh mạnh

Sau Giáng Sinh, miền Bắc đón đợt không khí lạnh mạnh

Từ ngày 25/12, không khí lạnh mạnh sẽ tràn xuống miền Bắc và Bắc Trung Bộ, nhiệt độ thấp nhất ở Hà Nội có thể xuống 10, vùng núi 4-7 độ C.

Đăng ngày: 22/12/2021
Chiều tối nay siêu bão RAI vào Biển Đông, giật cấp 17

Chiều tối nay siêu bão RAI vào Biển Đông, giật cấp 17

Bão RAI di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, sau đó suy yếu dần và sẽ đi vào Biển Đông vào chiều tối nay, 17-12.

Đăng ngày: 17/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News