Bức tường xanh giúp châu Phi đối phó sa mạc hóa

Các nước châu Phi đặt mục tiêu trồng cây thành bức tường dài gần 8.050km chạy dọc toàn bộ lục địa, tạo thành hàng cản tự nhiên ngăn sa mạc Sahara mở rộng.

Dự án Bức tường xanh vĩ đại (Great Green Wall) bắt đầu năm 2007 với định hướng để cây mọc rộng như một vành đai bắc qua vùng Sahel rộng lớn, từ Senegal ở phía tây tới Djibouti ở phía đông, vào năm 2030. Nhưng nhiệt độ tăng và lượng mưa giảm khiến hàng triệu cây trồng chết hàng loạt.

Bức tường xanh giúp châu Phi đối phó sa mạc hóa
Ibrahima Fall tưới nước cho vườn chanh ở làng Ndiawagne Fall tại Kebemer, Senegal, vào ngày 5/11. (Ảnh: AP)

Nỗ lực đẩy lùi sa mạc tiếp tục ở Senegal với quy mô nhỏ hơn. Ở đầu phía tây của bức tường cây trong kế hoạch, nông dân Ibrahima Fall đi bộ dưới bóng mát của hàng chục cây chanh. Bao quanh vườn cây và ngôi làng là một vùng đất khô cằn biệt lập. Vườn chanh cung cấp nơi tránh nóng và gió cát. Bên ngoài những bức tường thấp của ngôi làng, gió cuốn cát lên không trung, thúc đẩy sa mạc hóa, quá trình khiến đất màu mỡ biến đổi dần thành sa mạc, thường do hạn hán và chặt phá rừng.

Các nước châu Phi mới hoàn thành 4% mục tiêu ban đầu của dự án Bức tường xanh vĩ đại và cần ước tính 43 tỷ USD để đạt phần còn lại. Với khả năng xây rào chắn đúng hạn rất mờ mịt, những nhà tổ chức chuyển trọng tâm từ trồng bức tường cây lớn sang những dự án nhỏ lâu dài hơn để ngăn chặn sa mạc hóa, kết hợp cải thiện đời sống và giúp đỡ vùng nông nghiệp gặp nhiều khó khăn nhất.

"Dự án không bao gồm cộng đồng chắc chắn sẽ thất bại", Diegane Ndiaye, thành viên của tổ chức SOS Sahel hỗ trợ các chương trình trồng cây ở Senegal và nhiều nước khác dọc Sahel, cho biết. Sahel là khu vực nằm giữa sa mạc Sahara ở phía bắc và đồng cỏ châu Phi ôn hòa hơn ở phía nam. Chương trình tập trung vào khôi phục môi trường và hồi sinh hoạt động kinh tế tại những ngôi làng ở Sahel, theo Ndiaye. Với lượng mưa sụt giảm và sự xâm lấn của sa mạc, dải đất này là khu vực rất dễ chịu tác động từ biến đổi khí hậu.

Ở vùng ven biển Đại Tây Dương của Senegal, những cây phi lao trải rộng từ Dakar tới thành phố phía bắc St. Louis, hình thành một "rèm che" bảo vệ nơi bắt đầu Bức tường xanh. Tán cây vươn cao ngăn gió mạnh từ biển. Dự án tái trồng rừng này bắt đầu vào thập niên 1970, nhưng nhiều cây bị đốn để lấy gỗ và công tác phục hồi mới bắt đầu gần đây. Người dân cũng trồng cây phía trước đụn cát gần nguồn nước để ngăn đụn cát xê dịch.

Fall trồng vườn chanh năm 2016 và đặt cây trồng gần nguồn nước trên mảnh đất của ông. Vườn chanh của Fall nằm trong số 800 vườn chanh nhỏ ở 6 cộng đồng của thị trấn Kebemer. Dân làng dùng lợi nhuận từ vườn cây để thay thế nhà rơm bằng nhà gạch xi măng kiên cố và mua thêm cừu, dê, gà. Ngôi làng cũng lắp pin mặt trời để bơm nước từ giếng chung, giúp người dân bớt nỗi lo về nước trên sa mạc.

Chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Phi, Akinwumi A. Adesina, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn sa mạc hóa ở Sahel tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 của Liên Hợp Quốc và cam kết cấp 6,5 tỷ USD cho dự án Bức tường xanh vào năm 2025.

Dự án mới nhất ở Senegal là những khu vườn hình tròn mang tên "tolou keur" trong tiếng Wolof, bao gồm nhiều loại cây trồng theo hoạch định để cây lớn hơn bảo vệ cây yếu hơn. Vòng ngoài của khu vườn trồng cây chùm ngây, xô thơm, đu đủ và xoài có khả năng chịu hạn tốt. Những cây này được trồng để rễ mọc hướng vào trong nhằm cải thiện khả năng giữ nước cho mảnh đất. Senegal có tổng cộng 20 khu vườn tròn, mỗi khu vườn được điều chỉnh theo đất đai, văn hóa và nhu cầu của từng cộng đồng. Kết quả ban đầu cho thấy kiểu vườn này đang phát triển tốt trong khu vực xây Bức tường xanh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khác biệt 0,5 độ C ảnh hưởng gì tới tương lai toàn cầu?

Khác biệt 0,5 độ C ảnh hưởng gì tới tương lai toàn cầu?

Nếu Trái đất ấm lên 2 độ C thay vì 1,5 độ C, con người, sinh vật hoang dã và hệ sinh thái đều hứng chịu hậu quả nặng nề.

Đăng ngày: 12/11/2021
Đại dịch tạo ra 25.900 tấn rác thải cho các đại dương

Đại dịch tạo ra 25.900 tấn rác thải cho các đại dương

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy 25.900 tấn rác thải nhựa từ đại dịch Covid-19 - tương đương hơn 2.000 chiếc xe buýt hai tầng - đã bị đổ ra các đại dương.

Đăng ngày: 10/11/2021
Bọt độc hại bao phủ dòng sông thiêng Ấn Độ

Bọt độc hại bao phủ dòng sông thiêng Ấn Độ

Sông thiêng Yamuna ở New Delhi, nơi diễn ra lễ hội Chhath Puja của người Hindu, hôm 8/11 bị bao phủ bởi những ụ bọt trắng xóa như tuyết.

Đăng ngày: 10/11/2021
Nơi dự trữ nước ngọt khổng lồ Greenland đang mất 357 tỷ tấn băng mỗi năm

Nơi dự trữ nước ngọt khổng lồ Greenland đang mất 357 tỷ tấn băng mỗi năm

Cứ đà này, Greenland, một trong những nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất hành tinh có thể sẽ biến mất trong tương lai.

Đăng ngày: 09/11/2021
Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Đăng ngày: 06/11/2021
Mưa trút ầm ầm xuống duy nhất một chiếc xe trong bãi, tưởng trò đùa ai ngờ là hiện tượng siêu hiếm

Mưa trút ầm ầm xuống duy nhất một chiếc xe trong bãi, tưởng trò đùa ai ngờ là hiện tượng siêu hiếm

Cơn mưa lớn chỉ rơi xuống đúng một chiếc xe, khu vực xung quanh vẫn khô ráo làm nhiều người nghĩ rằng có ai đó đang cầm vòi để trêu đùa tài xế.

Đăng ngày: 06/11/2021
Hồ nước lớn thứ hai Thổ Nhĩ Kỳ biến mất do biến đổi khí hậu

Hồ nước lớn thứ hai Thổ Nhĩ Kỳ biến mất do biến đổi khí hậu

Hồ nước mặn Tuz, nơi có trữ lượng muối ước tính 250 triệu tấn, đang khô cạn do biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp.

Đăng ngày: 05/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News