Cá cổ đại 420 triệu năm tưởng như tuyệt chủng bất ngờ được tìm thấy
Một nhóm thợ săn cá mập đã vô tình phát hiện ra quần thể cá cổ đại Coelacanth từng được cho là đã tuyệt chủng ở ngoài khơi Madagascar.
Theo báo cáo từ tổ chức bảo tồn môi trường phi lợi nhuận Mongabay News, một quần thể "cá hóa thạch bốn chân", hay còn gọi là "cá vây tay" (tên khoa học: Coelacanth) đã được tìm thấy còn sống khỏe mạnh ở ngoài khơi Madagascar, phía Tây Ấn Độ Dương.
Quần thể cá Coelacanth trong một hang động gần đảo Grand Comore, Ấn Độ Dương. (Ảnh: Mongabay).
Sở dĩ những người ngư dân "vô tình" tìm thấy loài vật này là do họ sử dụng lưới Gillnet đặc biệt, với mục đích săn được nhiều cá mập hơn, nguồn tin cho biết.
Đây là loại lưới được cải tiến, được trang bị công nghệ cao, cho phép chạm tới những vùng nước đặc biệt sâu, khoảng từ 328 - 492 feet (xấp xỉ 150 mét) dưới mặt nước biển. Được biết, đây cũng là nơi sinh sống ưa thích của loài Coelacanth.
Nói về quần thể "cá vây tay", các nhà khoa học khoa học cho rằng loài này có niên đại cách đây 420 triệu năm.
Loài cá này từng được cho là đã tuyệt chủng cho đến năm 1938, khi người ta phát hiện thấy một con Coelacanth lớn - với 8 vây, có đốm trên vảy ở ngoài biển Nam Phi. Tin tức này khiến giới khoa học bấy giờ vô cùng sửng sốt.
Cận cảnh mẫu cá vây tay Coelacanth tại tại Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên thuộc Đại học Oxford. Đây là loài cá được xếp ở mức Cực kỳ nguy cấp (IUCN 3.1), với số lượng cá thể còn lại trong tự nhiên rất thấp (Ảnh: Wikipedia).
Đến nay, các tài liệu khoa học đánh giá tình trạng bảo tồn của loài Coelacanth ở mức Cực kỳ nguy cấp (IUCN 3.1), với số lượng cá thể còn lại trong tự nhiên rất thấp.
Cá Coelacanth có cấu trúc cơ thể rất độc đáo. Nó là loài động vật còn sống duy nhất được biết đến có khớp nối trong hộp sọ, gần như tách biệt hoàn toàn nửa trước và sau của hộp sọ ngay từ bên trong.
Giải thích cho sự bố trí này, các nhà khoa học phỏng đoán chỗ uốn cong ở khớp nối giúp "cá vây tay" trong việc ngọam và nuốt những con mồi lớn.
Mắt của Coelacanth rất tinh và có chứa "tapetum lucidum" (chất phản quang như ở mắt mèo). Do vậy, chúng rất khó bị bắt trong mọi điều kiện tự nhiên, dù là đêm tối.
Dẫu vậy, sự phát minh ra những loại lưới bắt cá mập đặc biệt đã vô tình trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự tồn tại của loài Coelacanth.

"Tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam gồm những giống chó quý hiếm nào?
Việt Nam có bốn giống chó nội được gọi là tứ đại quốc khuyển gồm chó Bắc Hà, chó lài, chó HMông cộc đuôi và chó Phú Quốc.

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"
Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.
