Cá đuối nhảy lên khỏi mặt nước tránh cá mập đầu búa
Nước trong với độ sâu chỉ 2 m giúp các hành khách trên thuyền quan sát rõ cuộc rượt đuổi ngoạn mục giữa cá mập đầu búa và cá đuối.
Thợ lặn Carlos Roberto Castro Tadeo ghi hình cảnh tượng cá mập đầu búa săn cá đuối ó tại vùng biển ngoài khơi Isla de las Golondrinas, Cozumel, Mexico, hôm 15/4. Trong video, cá đuối ó vài lần nhảy lên khỏi mặt nước nhằm thoát khỏi hàm cá mập.
"Chúng tôi đang đi thuyền ở khu vực cách bờ khá xa mang tên Cielito thì bắt gặp một con cá mập đầu búa đang đuổi theo cá đuối ó. Chúng bơi qua ngay dưới thuyền và tất cả chúng tôi đều cảm thấy rất ấn tượng", Tadeo kể lại.
Ban đầu, khi thấy một con vật phi thân lên không trung, đoàn tham quan tưởng rằng đó là cá heo. Tuy nhiên, họ nhanh chóng nhận ra cá đuối và cá mập khi chúng tới gần hơn. Nước nông và trong cho phép họ quan sát cuộc rượt đuổi của hai sinh vật biển. Theo Tadeo, cá mập sau đó đã xé đuôi cá đuối rồi ăn thịt. Anh không quay lại vì cảnh tượng "có rất nhiều máu".
Tadeo cho biết, nước biển chỉ sâu khoảng 2 m và thuyền trưởng của họ chưa từng thấy cá mập đầu búa ở vùng nước nông như vậy trong suốt 30 năm qua. Thuyền trưởng cho rằng có thể kẻ đi săn đã truy đuổi con mồi từ vùng nước sâu hơn tới khu vực nước nông. Bờ biển Isla de las Golondrinas có nhiều cá đuối ó và ít khi xuất hiện cá mập đầu búa.
Cá đuối ó (Myliobatoidei) thường ưa chuộng những vùng nước gần bờ và ấm áp trên thế giới. Tại đây, chúng dành phần lớn thời gian vùi một phần cơ thể dưới đáy biển, ẩn mình khỏi những kẻ đi săn như cá mập, hoặc chờ đợi con mồi bơi ngang qua. Màu sắc của chúng thường lẫn với màu bùn hoặc cát ở nơi chúng ẩn náu. Con mồi của cá đuối ó gồm những động vật như sò, hàu, tôm, cua và trai.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng
Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.
