Cá mập có nguy cơ tuyệt chủng vì vaccine Covid-19?

Một số nhà hoạt động phản đối sử dụng squalene từ cá mập để phục vụ cho nhu cầu phát triển vaccine Covid-19. Tuy nhiên, vấn đề đã bị các YouTuber đẩy lên quá mức, bóp méo sự thật.

Cuối năm 2020, tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Shark Allies phản đối việc phát triển vaccine Covid-19 dựa vào dầu chiết xuất từ cá mập. Họ thậm chí cho rằng sẽ có khoảng 500.000 con cá mập bị giết nếu vaccine Covid-19 chứa thành phần squalene từ cá mập có hiệu quả.

Nhiều video "ăn theo" dựa trên thông tin này được đăng tải trên YouTube, thu về hàng triệu lượt xem. Thậm chí những chủ kênh này không ngần ngại khẳng định cá mập có thể tuyệt chủng sau đại dịch.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của chuyên gia về cá mập Catherine Macdonald với New York Times, thực tế sẽ không nghiêm trọng như vậy. Các vaccine Covid-19 phổ biến hiện nay là AstraZeneca, Pfizer/BioNTech và Moderna đều không chứa squalene.

Cá mập có nguy cơ tuyệt chủng vì vaccine Covid-19?
Cá mập không bị tuyệt chủng vì vaccine Covid-19. (Ảnh: SharkAllies).

Squalene là một hợp chất được chiết xuất từ gan cá mập. Đây cũng là một thành phần phổ biến có trong mỹ phẩm. Hiện tại, squalene được sử dụng như một chất bổ trợ trong y học, làm tăng hiệu quả của vaccine bằng cách tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn.

Stefanie Brendl, nhà sáng lập và giám đốc điều hành Shark Allies cho rằng việc phụ thuộc vào squalene của cá mập trong các thử nghiệm vaccine Covid-19 là thiển cận và mong rằng điều này sẽ được thay thế bằng những phương pháp khác.

Tổ chức này đặc biệt lưu ý tới các loại vaccine do GlaxoSmithKline và Seqirus đầu tư. Một số loại vaccine Covid-19 khác do Sanofi, Medicago và Clover Biopharmaceuticals phát triển cũng chứa squalene. Các công ty này đều hợp tác với GlaxoSmithKline.

Tuy nhiên, tiến sĩ Catherine Macdonald, nhà sinh vật học cá mập cho biết trên thế giới có hơn 500 loài cá mập và chúng khác nhau về kích thước, trọng lượng, và hàm lượng squalene. Do đó, số lượng cá mập cần thiết để cung cấp đủ liều vaccine có chứa squalene có thể là một phạm vi rất lớn.

Ngoài ra, Saad Omer, chuyên gia nghiên cứu vaccine tại trường đại học Yale nói rằng không phải vaccine Covid-19 nào cũng chứa squalene.

"Nếu tất cả vaccine đều chứa squalene, vậy thì những người được tiêm sẽ phải đợi rất lâu", Omer giải thích.

Theo tài liệu do Hiệp hội Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng Anh (BSACI) công bố, cả 3 loại vaccine Covid-19 phổ biến hiện nay là AstraZeneca, Pfizer/BioNTech và Moderna đều không chứa squalene. Do vậy, những người dị ứng thành phần này có thể tiêm vaccine mà không lo phản ứng.

Trên thực tế, có từ 63 triệu đến 273 triệu con cá mập chết mỗi năm và squalene được thu hoạch từ ít nhất vài triệu con trong số đó. Tuy nhiên, ngoài mục đích thu hoạch squalene, vẫn có nhiều trường hợp cá mập bị đánh bắt cho các mục đích khác như lấy thịt, vây, hoặc chỉ đơn giản là bắt cá.

Nhìn chung, để trả lời cho câu hỏi liệu cá mập có bị tuyệt chủng vì vaccine Covid-19 hay không thì câu trả lời là không. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu những chất bổ trợ thay thế khác ngoài squalene của cá mập. Chất này vẫn có trong một số thực vật như dầu ô liu, đường mía, gạo...

"Chúng ta không nên chỉ trích những người đang cố cứu mạng chúng ta khỏi Covid-19 vì họ còn nhiều việc cần phải làm", Jasmin Graham, nhà sinh vật học cá mập tại Florida chia sẻ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Quét CT ruột cá mập, các nhà nghiên cứu ngỡ ngàng tìm thấy phát minh khoa học của Nikola Tesla

Quét CT ruột cá mập, các nhà nghiên cứu ngỡ ngàng tìm thấy phát minh khoa học của Nikola Tesla

Lần đầu tiên các nhà khoa học tiến hành quét 3D ruột cá mập để tìm hiểu cách chúng tiêu hóa thức ăn, để rồi tìm ra một điều vô cùng bất ngờ.

Đăng ngày: 30/07/2021
Lần đầu tiên hai cá voi sát thủ trắng siêu hiếm lộ diện ngoài khơi Nhật Bản

Lần đầu tiên hai cá voi sát thủ trắng siêu hiếm lộ diện ngoài khơi Nhật Bản

Những người quan sát cá voi ở ngoài khơi Nhật Bản không thể tin vào mắt mình khi chứng kiến cảnh tượng hai con cá voi sát thủ trắng cực kỳ quý hiếm đồng thời xuất hiện, bơi cùng một đàn.

Đăng ngày: 28/07/2021
Giới khoa học kêu cứu cho đàn cá hồi Đại Tây Dương cuối cùng ở Mỹ

Giới khoa học kêu cứu cho đàn cá hồi Đại Tây Dương cuối cùng ở Mỹ

Các tổ chức môi trường và nhà khoa học đang hối thúc bang Maine, nơi có quần thể cá hồi Đại Tây Dương ngoài tự nhiên cuối cùng ở Mỹ, đưa loài cá này vào danh sách nguy cấp.

Đăng ngày: 26/07/2021
Địa Trung Hải báo động vì cá sư tử

Địa Trung Hải báo động vì cá sư tử

Đa dạng sinh học trên khắp Địa Trung Hải có nguy cơ bị phá hủy trong bối cảnh đàn cá sư tử, vốn sinh trưởng ở Ấn Độ Dương, xâm lấn vào khu vực này và sinh sôi mạnh mẽ.

Đăng ngày: 26/07/2021
Lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát thấy tế bào san hô nuốt tảo

Lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát thấy tế bào san hô nuốt tảo

Bình thường, các rạn san hô thường sống cộng sinh với tảo, những loài tảo này sẽ quang hợp để sản xuất chất dinh dưỡng cho san hô ăn và cũng bằng cách này nó làm cho tảo có màu sắc.

Đăng ngày: 24/07/2021
Cá mặt trăng hiếm thấy dạt vào bờ biển Mỹ

Cá mặt trăng hiếm thấy dạt vào bờ biển Mỹ

Các nhà hải dương học nói cá mặt trăng sống ở tầng nước sâu dạt vào bờ biển Oregon, Mỹ là điều ít khi xảy ra. Xác cá còn rất mới và nguyên vẹn khi được phát hiện.

Đăng ngày: 22/07/2021
Reynisfjara - Bãi biển cát đen thui nổi tiếng nhất thế giới

Reynisfjara - Bãi biển cát đen thui nổi tiếng nhất thế giới

Reynisfjara là bãi biển cát đen nổi tiếng thế giới nằm ở bờ biển phía Nam của Iceland, vùng đất của băng và lửa.

Đăng ngày: 17/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News