Cá mập Greenland: Chìa khóa cho sự trường thọ của nhân loại trong tương lai?

Là loài động vật có xương sống sống thọ nhất trên Trái Đất, tuổi thọ của cá mập Greenland có thể lên tới hơn 400 năm.

Có lẽ, sẽ không có gì để bàn cãi về việc cá mập là 1 trong những sát thủ săn mồi nguy hiểm nhất của đại dương, vượt xa hầu hết những loài sinh vật khác. Nhưng cũng giống như những sinh vật săn mồi trên cạn, tuổi thọ của cá mập vốn không cao gì lắm so với con người, chỉ từ 20 - 30 năm trong tự nhiên, tương đương với cá voi sát thủ.

Tuy nhiên, có 1 loài cá mập sở hữu tuổi thọ vượt xa rất nhiều so với con người, tức trung bình lên tới... 200 tuổi. Đó chính là cá mập Greenland.

Cá mập Greenland: Chìa khóa cho sự trường thọ của nhân loại trong tương lai?
Tuổi thọ trung bình của cá mập Greenland là 200 năm.

Cá mập Greenland (danh pháp khoa học: Somniosus microcephalus), là một loài cá mập bản địa của các vùng nước Bắc Đại Tây Dương xung quanh Greenland và Iceland; có mối quan hệ gần gũi với loài Somniosus pacificus. Chúng thường sống ở vùng nước lạnh từ -1 độ C đến 10 độ C, bơi ở độ sâu cách mặt biển hơn 2km.

Đây là một trong những loài cá mập lớn nhất, kích thước có thể so sánh với cá mập trắng lớn. Cá mập Greenland lớn dài đến 6,4m (21 ft), nặng đến 1 tấn (khoảng 2.200 lb) và có thể đạt chiều dài tối đa là 7,3m (24 ft), nặng hơn 1.4 tấn (khoảng 3.100 lb).

Cá mập Greenland: Chìa khóa cho sự trường thọ của nhân loại trong tương lai?
Đây là động vật có xương sống sống thọ nhất trên Trái đất.

Có lẽ vì lý do này mà tốc độ bơi của Greenland không phải là 1 điểm lợi thế. Chúng chỉ bơi với vận tốc cỡ 0.76 mph (khoảng 1.22 km/h) và nhanh nhất là 1.6 mph (khoảng 2.6 km/h), tức quá chậm so với những loài cá mập khác. Điều này làm dấy lên nhiều nghi vấn về việc tại sao chúng có thể săn được hải cẩu khi chỉ sở hữu tốc độ bằng 1 nửa so với chúng, và 1 trong số những giả thuyết khả thi nhất là phục kích khi chúng đang ngủ.

Bên cạnh hải cẩu, cá mập Greenland thường săn cá như những loài khác. Chúng ăn cá đuối, cá chình, cá trích, cá trứng, cá hồi Bắc Cực, cá tuyết, cá bơn và cả cá mập loại nhỏ. Ngoài ra, loài này được cho thấy là tương đối thích ăn xác thối, có thể bị thu hút bởi mùi thịt rữa trong nước. Nhiều trường hợp cho thấy chúng có thể nuốt những cái xác to đến cỡ 1 con tuần lộc.

Cá mập Greenland: Chìa khóa cho sự trường thọ của nhân loại trong tương lai?
Cá mập Greenland thường phục kích săn hải cẩu.

Trong ẩm thực, cá mập Greenland được biết đến như 1 trong những loài cá mập có thể ăn được. Tuy nhiên, để không bị trúng độc tố thần kinh thì cần phải đun sôi thịt chúng qua nhiều lượt nước, hoặc sấy khô, hay lên men trong 1 vài tháng bằng phương pháp chôn thịt chúng trong lòng đất, khiến chúng trải qua nhiều quá trình cấp đông rồi rã đông nối tiếp nhau. Đây vốn được coi là 1 món đặc sản ở Iceland và Greenland.

Theo các nghiên cứu nhờ định tuổi bằng carbon-14, tuổi thọ trung bình của loài này có thể lên tới 272 tuổi, gấp 3 lần so với loài người và vượt quá xa so với những loài cá mập khác. Theo các nhà khoa học, cá mập Greenland chính là loài động vật có xương sống có tuổi thọ cao nhất từng được biết tới. Chúng thậm chí có thể đạt tới con số 400 tuổi, và đặc biệt là có những cá thể đạt tới tận 512 tuổi.

Cá mập Greenland: Chìa khóa cho sự trường thọ của nhân loại trong tương lai?
Cá mập Greenland vốn là 1 loài sinh vật phát triển tương đối chậm.

Cá mập Greenland vốn là đối tượng nghiên cứu quan trọng của các nhà khoa học, đặc biệt là trong di truyền. Hiện tại, họ vẫn đang kỳ vọng vào việc có thể tìm ra và phân tách mẫu gene liên quan trực tiếp đến khả năng trường thọ này, bằng cách thu thập nhiều mẫu vật và lập bản đồ gene. Nhờ thế, tuổi thọ của loài người có thể được cải thiện trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều người không cho đó là 1 ý hay, khi cá mập Greenland vốn là 1 loài sinh vật phát triển tương đối chậm, tăng trưởng khoảng 1cm chiều dài mỗi năm và chỉ thực sự trưởng thành ở tuổi 150.

Vậy theo các bạn, loài cá này liệu có thể trở thành chìa khóa cho sự trường thọ của loài người trong tương lai hay không?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Video hiếm có về cơ chế tự vệ của cá nhà táng lùn:

Video hiếm có về cơ chế tự vệ của cá nhà táng lùn: "Ném bom mực" khi lâm nguy

Đây có lẽ là lần đầu tiên ta chứng kiến "chiêu trò" này ở khoảng cách gần đến vậy.

Đăng ngày: 20/03/2020
Các nhà khoa học phát hiện hai loài cá mập lưỡi cưa mới

Các nhà khoa học phát hiện hai loài cá mập lưỡi cưa mới

Các nhà khoa học đã tìm thấy hai loài cá mập hiếm với chiếc mũi lưỡi cưa tại vùng biển Ấn Độ Dương.

Đăng ngày: 20/03/2020
Loài ăn nhựa ở rãnh đại dương sâu nhất thế giới

Loài ăn nhựa ở rãnh đại dương sâu nhất thế giới

Các nhà khoa học phát hiện một loài động vật biển mới ở rãnh Mariana tại Thái Bình Dương có chứa rác thải nhựa trong cơ thể.

Đăng ngày: 10/03/2020
Cú hắt hơi kéo dài một giờ hiếm thấy của bọt biển

Cú hắt hơi kéo dài một giờ hiếm thấy của bọt biển

Các nhà khoa học Mỹ ghi lại cảnh tượng bọt biển hắt hơi, hành vi hiếm thấy của động vật sống ở đáy biển sâu.

Đăng ngày: 05/03/2020
Phát hiện

Phát hiện "vườn san hô" dưới hẻm núi ngầm

Các nhà thám hiểm thuộc Đại học Tây Australia tìm thấy một hệ sinh thái san hô chưa từng được biết đến dưới hẻm núi Bremer sâu hơn 4.000 m.

Đăng ngày: 03/03/2020
Nắng nóng

Nắng nóng "luộc chín" hàng trăm ngàn con trai, vẹm ven biển

Nóng bức khủng khiến hàng trăm ngàn con trai, vẹm trên một bãi biển ở đảo Bắc của New Zealand bị "nấu chín".

Đăng ngày: 19/02/2020
Cá nạng hải màu hồng

Cá nạng hải màu hồng "có một không hai"

Các chuyên gia suy đoán con cá nạng hải dài 3,4 mét có thể mắc đột biến gene hiếm gặp khiến toàn thân nó có màu hồng rực rỡ.

Đăng ngày: 18/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News