Hình ảnh hiếm về loài cá mập sống thọ 5 thế kỷ

Hai nhà khoa học ghi lại cuộc sống của cá mập Greenland ở đáy biển trong một lần chạm trán sinh vật cổ đại.

Nhà nghiên cứu Brynn Devine và Laura Wheeland bất ngờ trông thấy con cá mập Greenland lộ ra từ lớp bùn sâu và nhìn chằm chằm ống kính máy quay gắn mồi nhử ở đáy biển ngoài khơi Nunavut, Canada, trong một dự án nghiên cứu thay mặt Viện Cá và Hải dương thuộc Đại học Newfoundland Memorial, Story Trender hôm nay đưa tin. Cuộc chạm trán với loài cá mập tiền sử có thể giúp các nhà khoa học khám phá một số bí mật của chúng.

Hình ảnh hiếm về loài cá mập sống thọ 5 thế kỷ
Cá mập Greenland - loài cá mập sống thọ nhất thế giới.

Dù cá mập Greenland có thể đạt chiều dài hơn 7 mét và có khả năng sống tới gần 500 năm, giới nghiên cứu biết rất ít về chúng do loài vật này có bản tính hay lẩn tránh. Cư trú ở vùng nước sâu phía bắc Đại Tây Dương, bí quyết sống trường thọ của sinh vật cổ đại vẫn là một bí ẩn đối với nhiều thế hệ học giả.

"Chúng tôi đang khảo sát hệ sinh thái nhằm hiểu rõ hơn những loài phân bố ở Bắc cực, đặc biệt tại các khu vực có ít dữ liệu. Camera gắn mồi nhử là một phương pháp lấy mẫu được sử dụng trong khảo sát, cho phép chúng tôi tìm kiếm những loài chúng tôi có thể không gặp khi dùng cần câu", Brynn chia sẻ.

Phát triển với tốc độ chỉ một centimet mỗi năm, cá mập Greenland, một trong rất ít loài cá mập ở vùng cực, được cho là không thể đạt tới giai đoạn thành thục về sinh sản cho tới 150 tuổi. Dù bơi chậm và ký sinh trùng ở mắt cản trở tầm nhìn, cá mập Greenland là loài săn mồi hàng đầu trong hệ sinh thái Bắc Cực và là động vật có xương sống sống lâu nhất thế giới.

"Cá mập Greenland là loài cá lớn nhất ở Bắc cực dù phát triển chậm. Chúng từng được ghi hình trước đây, nhưng chúng rất khó tìm do ưa sống ở vùng nước sâu lạnh giá thuộc Bắc Cực và nam Đại Tây Dương. Thật tuyệt vời khi có thể trông thấy chúng bơi dọc đáy biển trong môi trường sống tự nhiên, ăn mồi nhừ và tương tác với ống kính camera", Brynn nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Sau bão

Sau bão "Quái thú phương Đông" càn quét, sinh vật biển chết như ngả rạ

Vài ngày trước, Anh Quốc và một số quốc gia tại châu Âu đã chìm trong băng giá đợt không khí lạnh từ Siberia, cùng sự ảnh hưởng của Emma - cơn bão được mệnh danh là "Quái thú phương Đông".

Đăng ngày: 07/03/2018
Bất ngờ phát hiện

Bất ngờ phát hiện "siêu quần thể" hơn 1,5 triệu con chim cánh cụt chưa từng biết ở Nam Cực

Chính vị trí hẻo lánh của hòn đảo đã giúp chim cánh cụt phát triển mạnh mẽ.

Đăng ngày: 04/03/2018
Phát hiện loài cá mập mới ở Đại Tây Dương

Phát hiện loài cá mập mới ở Đại Tây Dương

Các nhà khoa học từ Viện Công nghệ Florida, Mỹ phát hiện một loài cá mập sáu mang mới ở vùng biển ngoài khơi Belize, thuộc Đại Tây Dương, IFL Sciencehôm 23/2 đưa tin.

Đăng ngày: 28/02/2018
Đàn cá mập lụa áp sát cá mập voi để cọ lưng

Đàn cá mập lụa áp sát cá mập voi để cọ lưng

Trong video, những con cá mập lụa nhỏ hơn đang thay phiên nhau cọ xát vào mình cá mập voi.

Đăng ngày: 23/02/2018
Những quái ngư dưới vực biển sâu 4.800m ở Australia

Những quái ngư dưới vực biển sâu 4.800m ở Australia

Quá trình tìm hiểu đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải thu thập nhiều dữ liệu hữu hình hết mức có thể. 100 loài khác nhau thu thập từ chuyến thám hiểm đang được nghiên cứu tại CSIRO.

Đăng ngày: 23/02/2018
Ngư dân Nga chuyên

Ngư dân Nga chuyên "săn" thủy quái ngoài hành tinh lại lên sóng với bộ sưu tập mới

Roman Fyodorov (hay Roman Fedortsov) là một ngư dân người Nga, và ông đột nhiên trở thành một cái tên cực kỳ nổi tiếng trên cộng đồng mạng xã hội.

Đăng ngày: 22/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News