Cá mập ma trữ tinh trùng của con đực để dùng dần

Cá mập ma cái có bộ phận đặc biệt trong cơ thể để lưu trữ tinh trùng con đực phục vụ cho những lần thụ tinh tiếp theo.

Brit Finucci, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Victoria Wellington, New Zealand trong nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Fish Biology cho biết một số cá mập ma cái có khả năng tích trữ tinh trùng của con đực trên cơ quan sinh sản để phục vụ cho những lần thụ tinh sau, National Geographic hôm nay đưa tin.

Các nhà khoa học tập trung nghiên cứu các giai đoạn phát triển khác nhau của hai giống cá mập ma nâu và đen thường thấy ngoài bờ biển New Zealand. Như hầu hết các giống cá mập, cá mập ma cái có hai tử cung, hai buồng trứng và hai ống dẫn trứng.

Cá mập ma trữ tinh trùng của con đực để dùng dần
Cá mập ma tồn tại trên Trái Đất từ trước thời khủng long. (Ảnh: MBARI).

Cơ quan sinh sản nằm trên đầu của con đực có móc, có thể để bám vào vây của cá cái trong khi hai cơ quan dạng móc khác quanh xương chậu được dùng cho việc giao phối. Vì cấu tạo này của con đực, Finucci cho rằng giao phối "dường như không phải trải nghiệm dễ chịu với con cái".

Cá mập ma cái tích trữ tinh trùng trong nhiều ống nhỏ trên vòi trứng. Khu vực tích trữ tinh trùng này của cá mập ma cái màu nâu có cấu trúc tương tự như hai giống cá mập ma khác. "Có khả năng những giống cá này sau khi đẻ con sẽ dùng tinh trùng dự trữ để tiếp tục thụ tinh cho trứng", Finucci nói.

Khả năng này đặc biệt quan trọng trong môi trường sống sâu dưới đại dương, nơi thức ăn và bạn tình có thể trở nên khan hiếm. Finucci tin rằng khả năng này diễn ra phổ biến ở cá mập ma. Thời gian dự trữ tinh trùng có thể trên ba năm như ở cá mập tre.

Cá mập ma còn có tên là chimaera, có vây dài và bị mù. Dù cá mập ma có họ hàng xa với cá mập và cá đuối, giới khoa học vẫn còn biết rất ít về loài sinh vật này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giật mình loài

Giật mình loài "cá mọc lông" khiến giới khoa học "đau đầu"?

Loài cá mọc lông như động vật khiến các nhà khoa học

Đăng ngày: 12/06/2017
Lao lên đường băng cắn máy bay, cá sấu trả giá đắt

Lao lên đường băng cắn máy bay, cá sấu trả giá đắt

Một con cá sấu ở Mỹ bị máy bay chẹt chết khi bò lên đường băng tấn công chiếc phi cơ đang hạ cánh.

Đăng ngày: 10/06/2017
Quên Piranha đi! Đây mới là sinh vật nguy hiểm nhất rừng rậm Amazon

Quên Piranha đi! Đây mới là sinh vật nguy hiểm nhất rừng rậm Amazon

Rừng rậm Amazon đang thực sự gặp nguy cấp vì sinh vật này, còn khoa học thì vò đầu bứt tai đi tìm giải pháp.

Đăng ngày: 03/06/2017
Rắn đen oằn mình nôn ra đồng loại còn sống bên lề đường

Rắn đen oằn mình nôn ra đồng loại còn sống bên lề đường

Một con rắn đen dài quằn quại cố nôn ra đồng loại còn sống, gây sốc cho đôi vợ chồng người Mỹ vô tình chứng kiến.

Đăng ngày: 31/05/2017
Dơi ma cà rồng

Dơi ma cà rồng "đại náo" Brazil, cắn chết người

Một người đàn ông đã tử vong và hơn 40 người phải nhập viện để điều trị bệnh dại ở đông bắc Brazil sau khi bị dơi ma cà rồng tấn công, tờ Daily Mail đưa tin.

Đăng ngày: 31/05/2017
Cá đực trộm trứng của con cái để tự nhân bản

Cá đực trộm trứng của con cái để tự nhân bản

Các nhà khoa học rất ngạc nhiên khi phát hiện một con cá đực ăn trộm trứng của con cái để tạo ra con non có bản sao gene y hệt.

Đăng ngày: 30/05/2017
Bí mật đáng sợ của loài rắn mà đến bây giờ khoa học mới tiết lộ

Bí mật đáng sợ của loài rắn mà đến bây giờ khoa học mới tiết lộ

Rắn đáng sợ, nhưng chúng hoạt động độc lập. Có điều, đấy chỉ là những gì khoa học chưa nắm rõ mà thôi.

Đăng ngày: 26/05/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News