Cá mập voi khổng lồ chết do mắc cạn trên bãi biển, bất chấp các nỗ lực giải cứu

Một con cá mập voi dài gần 6m đã hai lần mắc cạn trên bãi biển Kincie và chết vào hôm 25/5 bất chấp các nỗ lực giải cứu.


Cá mập voi chết do mắc cạn trên bãi biển Indonesia. (Video: Reuters)

Đoạn phim quay bằng thiết bị bay không người lái vào hôm 25/5 cho thấy nhiều người dân hiếu kỳ đổ về bãi biển Kincie, phía sau Trung tâm Y tế Cộng đồng Salido ở huyện Nam Pesisir, tỉnh Tây Sumatra, Indonesia, để tận mắt chứng kiến và chụp hình xác cá mập voi hiếm thấy.

Theo Newsflare, các ngư dân lần đầu nhìn thấy sinh vật trôi dạt bờ vào hôm 24/5 và ngay lập tức kéo nó ra biển vì cá mập voi là loài được bảo vệ. Tuy nhiên, nó lại mắc cạn một lần nữa vào ngày hôm sau và chết. "Ban đầu, nó còn sống và vẫn di chuyển được", Evilindo, một lãnh đạo của cộng đồng Salido, cho biết.


Cá mập voi là loài được bảo vệ.

Người đứng đầu Trung tâm Quản lý Tài nguyên Biển và Bờ biển Padang, Mudatstsir, nói với truyền thông rằng việc di dời cái xác dài 5,8 m và nặng 1,8 tấn bị cản trở do thiết bị hạn chế.

"Chúng tôi và cư dân địa phương đã nỗ lực xử lý theo quy trình tiêu chuẩn bằng dây thừng, nhưng không thành công. Vì vậy, việc di dời xác cá mập voi phải được thực hiện bằng cách cắt nó thành nhiều mảnh", Mudatstsir nói.

Theo Mudatstsir, có hai nguyên nhân phổ biến khiến cá mập voi mắc cạn: đó là nó mải đuổi theo con mồi vào vùng nước nông mà không nhận ra nguy hiểm, hoặc bị sóng mạnh cuốn tới đó.

Cá mập voi (Rhincodon typus) là động vật có xương sống không có vú lớn nhất còn sống. Con trưởng thành có thể phát triển tới chiều dài từ 8 đến 14,5 m. Chúng hiện bị phân loại "nguy cấp" trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025
Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Đăng ngày: 09/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News