Cá mặt quỷ - Loài cá nguy hiểm nhất thế giới
Cá mặt quỷ được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận có tuyến nọc độc lớn nhất so với bất kỳ loài cá nào khác.
Cá mặt quỷ. (Ảnh: Vladimir Wrangel/Shutterstock).
Cá mặt quỷ có 13 chiếc gai chứa độc được ẩn dọc vây lưng. Chúng sống tại rạn san hô thường săn cá và động vật giáp xác bằng cách nằm bất động chờ con mồi tới gần rồi tấn công nhanh chóng, theo Bảo tàng Australia tại Sydney.
Độc tố từ loài cá này được tiết ra từ gai trên vây chạy dọc sống lưng, chứa lượng chất độc cực hại và có thể gây cơn đau đớn dữ dội, thậm chí dẫn đến tử vong. Những chiếc gai nhọn như mũi kim tiêm hoạt động như cơ chế phòng thủ và được dựng thẳng đứng khi con cá cảm thấy bị đe dọa.
Mỗi đầu gai trên lưng đều trang bị hai tuyến nọc độc bên ngoài. Độ nghiêm trọng của vết thương được xét trên căn cứ nạn nhân đã tiếp xúc với bao nhiêu chiếc gai và độ sâu mà gai găm vào da.
Tiến sĩ Jamie Seymour, nhà độc chất học tại Viện nghiên cứu thủy sản, Đại học James Cook, Australia thử nghiệm chiết xuất nọc độc của cá mặt quỷ (stonefish), loài cá độc nhất trên thế giới, trong video đăng trên YouTube ngày 26/6/2017, theo SmarterEveryDay.
Mặc dù cơn đau được miêu tả là vô cùng nhức nhối, một số người cho rằng liệu pháp nước nóng cũng có tác dụng làm dịu vết thương và vô hiệu hóa chất độc trong khi chờ cứu trợ y tế.
Nhà nghiên cứu sinh vật học Bryan Fry, phó giáo sư tại Đại học Queensland, Australia, cho biết: "Khi nạn nhân giẫm lên lưng con cá, tuyến nọc độc sẽ giãn ra và phun độc từ những chiếc gai dọc vây lưng".
Năm 1959, một loại thuốc kháng độc loài cá này đã được phát triển nhằm giảm khả năng xảy ra những biến chứng nghiêm trọng. Mỗi năm, có hàng trăm đến nghìn người giẫm phải loài cá độc này ở bờ biển phía đông Australia.
"Cá mặt quỷ" là tên được dùng để gọi 5 loài cá thuộc chi Synanceia, bao gồm những loài thường sinh sống tại rạn san hô (Synanceia verrucosa) và cửa sông (Synanceia horrida). Loài cá này được coi là "bậc thầy ngụy trang" với kỹ năng ẩn mình giữa lớp san hô hoặc đá ngầm dưới đáy biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific). Cá mặt quỷ dài 30 - 40 cm, giỏi ngụy trang và sử dụng tốc độ để săn mồi. Sau khi cá xác định được con mồi, nó tung ra cú đớp chỉ trong 0,015 giây để nuốt gọn đối phương. |

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới
Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Sự thật đằng sau việc cho cá voi trắng ăn đá viên là gì?
Trong mùa hè thiêu đốt này, có lẽ bạn đang nghĩ ra nhiều cách khác nhau để giải nhiệt. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tại sao chúng ta thường thấy người ta cho cá voi beluga ăn đá viên không?

Sự thật đau lòng đằng sau khuyến cáo ngừng ăn tôm hùm Mỹ
Nhiều doanh nghiệp tôm phẫn nộ khi cơ quan bảo tồn ở đất nước cờ hoa khuyến cáo người dân ngừng ăn tôm hùm Mỹ, do hoạt động đánh bắt loài này gây nguy hại đến cá voi trơn.
