Cá sấu caiman đen - kẻ săn mồi đỉnh cao

Cá sấu caiman đen có thể dài tới 5 m, là kẻ săn mồi đỉnh cao ở Amazon, chúng sẽ ăn bất cứ thứ gì, kể cả người nếu thức ăn khan hiếm.

Cá sấu caiman đen (Melanosuchus niger) là một cư dân thú vị và cũng đáng sợ của rừng nhiệt đới Amazon. Về cơ bản, chúng sẽ ăn bất cứ thứ gì ngoạm được. Dài tới 5 m, cá sấu caiman đen là thành viên lớn nhất trong họ Cá sấu mõm ngắn (Alligatoridae). Da chúng có ánh xanh lục đậm, giúp ngụy trang trong vùng nước đục của Amazon vào ban đêm. Chúng sống ở một số quốc gia trong Lưu vực Amazon như Bolivia, Brazil, Colombia, Ecuador, Guyana, Peru và có thể cả Venezuela.

Cá sấu caiman đen - kẻ săn mồi đỉnh cao
Cá sấu caiman đen ở sông Pantanal, Brazil, với con mồi trong hàm. (Ảnh: Wirestock Creators)

Trong nghiên cứu xuất bản trên tạp chí PLOS One năm 2019, chuyên gia Stephane Caut tại Trạm Sinh học Donana, Tây Ban Nha, cùng đồng nghiệp đã gắn thẻ 75 con cá sấu caiman đen ở Guiana thuộc Pháp nhằm tìm hiểu kỹ hơn chế độ ăn của chúng. Họ phát hiện, cá chiếm phần lớn trong chế độ ăn của cá sấu caiman đen. Tuy nhiên, chúng cũng ăn một lượng đáng kể các loài chim nước và động vật có vú. Dù không được liệt kê trong nghiên cứu, những con mồi này có thể bao gồm các loài động vật như hươu, lợn lòi Pecari và lợn vòi.

Thậm chí, có những bằng chứng cho thấy cá sấu caiman đen ăn thịt báo đốm và trăn anaconda xanh, hai loài khác cũng thường được coi là kẻ săn mồi đỉnh cao ở Amazon. Trăn Anaconda xanh, báo đốm và cá sấu caiman đen cạnh tranh để giành vị trí đứng đầu chuỗi thức ăn. Dù cá sấu caiman đen từng được ghi nhận ăn thịt trăn anaconda, việc những con trăn anaconda lớn hơn săn mồi cá sấu caiman đen chưa trưởng thành cũng không có gì bất thường.

Cá sấu caiman đen - kẻ săn mồi đỉnh cao
Cá sấu caiman đen có thể dài đến 5m. (Ảnh: Tristan Barrington Photography).

Con người cũng có thể nằm trong thực đơn của chúng khi thức ăn khan hiếm. Tháng 2/2010, bé gái 11 tuổi bị một con cá sấu caiman đen dài 4,21 m tấn công vào buổi trưa, khi đang tắm cùng bạn ở bang Rondônia, Brazil. Khi cảnh sát và lính cứu hỏa đến nơi, họ không thể tìm thấy bé gái và con cá sấu. Khoảng 8 giờ tối, nó mới xuất hiện trở lại với nạn nhân vẫn còn trong hàm. Bé gái đã thiệt mạng còn cá sấu sau đó cũng bị bắn chết.

"Các loài cá sấu đến gần mục tiêu nhờ khả năng ngụy trang, sau đó tấn công bất ngờ và nuốt chửng toàn bộ con mồi nhỏ. Nếu mục tiêu là một con vật lớn, nó sẽ bị kéo xuống vùng nước sâu và dìm chết. Sau đó, cá sấu giữ con mồi dưới đáy sông hoặc con mồi vẫn mắc kẹt trong hàm cá sấu một thời gian (vẫn chìm trong nước), chờ mô mềm ra và phân rã. Sau đó, cá sấu xé nhỏ con mồi bằng chuyển động xoay của cơ thể, nuốt chửng toàn bộ các phần vì răng chúng không thích hợp để nhai", nghiên cứu cho biết.

Trong những thập kỷ trước, cá sấu caiman đen được xếp loại sắp nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Sự suy giảm của chúng bắt nguồn từ nạn săn bắn trái phép. Chúng không chỉ bị săn lấy thịt mà còn vì lớp da được ngành thời trang ưa chuộng. May mắn là giới khoa học cho rằng chúng đã trải qua quá trình phục hồi đáng kể ở một số khu vực. Tuy nhiên, IUCN cho biết, vẫn cần thêm dữ liệu về tình trạng bảo tồn của loài vật này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nắng nóng ở Mexico khiến khỉ rú rơi chết hàng loạt

Nắng nóng ở Mexico khiến khỉ rú rơi chết hàng loạt

Nhà chức trách Mexico hôm 20/5 thông báo họ đang điều tra liệu nắng nóng cực hạn có phải nguyên nhân giết chết những con khỉ rú nguy cấp hay không.

Đăng ngày: 21/05/2024
Loài vật nào có thể nhịn thở lâu nhất?

Loài vật nào có thể nhịn thở lâu nhất?

Cá voi mỏ khoằm Cuvier giữ kỷ lục về khả năng nhịn thở lâu dưới nước, vượt xa giới hạn của con người.

Đăng ngày: 21/05/2024

"Quái ngư" ở hồ nước sâu 1.642m của Nga: Bên trong có "hạt ngọc" cực đắt, chi bội tiền chưa chắc mua được

Hồ nước sâu nhất thế giới tại Nga chứa loài " quái ngư" nặng hàng trăm kg.

Đăng ngày: 21/05/2024

"Quái ngư" nước Mỹ: Nặng tới 56kg, dài hơn 1m, ăn thịt cả đồng loại khiến các nhà chức trách lo lắng

Các nhà chức trách Mỹ đang đau đầu bởi sự xâm lấn của loài cá này.

Đăng ngày: 20/05/2024
Loài rắn độc nguy hiểm thường gặp tại Việt Nam, được ví như

Loài rắn độc nguy hiểm thường gặp tại Việt Nam, được ví như "mìn sống"

Thay vì tìm cách lẩn trốn khi nhìn thấy con người, loài rắn độc này chọn cách nằm yên một chỗ và sẵn sàng tung ra cú cắn nhằm vào những ai đi đến gần hoặc vô tình dẫm trúng chúng.

Đăng ngày: 20/05/2024
Đâu là nguyên nhân dẫn đến mối thù truyền kiếp hàng thế kỷ giữa con người và voi châu Á?

Đâu là nguyên nhân dẫn đến mối thù truyền kiếp hàng thế kỷ giữa con người và voi châu Á?

Nguyên nhân dẫn đến mối thù giữa con người và voi châu Á có thể được tìm thấy trong lịch sử và những thay đổi môi trường sống hiện tại của loài voi này.

Đăng ngày: 19/05/2024
Tìm thấy loài rắn mới có răng nanh hình lưỡi dao, leo vách đá dựng đứng ở Thái Lan

Tìm thấy loài rắn mới có răng nanh hình lưỡi dao, leo vách đá dựng đứng ở Thái Lan

Một loài rắn mới chưa từng được biết đến trước đây vừa được phát hiện trong một hang động ở Thái Lan.

Đăng ngày: 19/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News