Cá sấu cổ đại bắt chước cá voi để thích nghi với cuộc sống ở biển

Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng thalattosuchia, một loài cá sấu cổ đại tự chuyển hóa một số đặc điểm giống cá voi và cá heo để làm quen với cuộc sống ở đại dương.

Thalattosuchia được cho là đã tiến hóa từ tổ tiên sống trên cạn của mình để trở thành những kẻ săn mồi dưới nước.

Chúng sử dụng chân tay của mình như mái chèo và dùng đuôi để quẫy nước di chuyển.

Ngoài ra, các chuyên gia tới từ Đại học Edinburgh cho biết phần tai trong của thalattosuchia cũng dần biến đổi khi chúng tập thích nghi với ngôi nhà đại dương mới của mình cách đây 170 triệu năm.

Cá sấu cổ đại bắt chước cá voi để thích nghi với cuộc sống ở biển
Thalattosuchia tự thay đổi cấu trúc cơ thể để thích nghi với cuộc sống ở đại dương. (Ảnh: Reuters).

Kết luận này được rút ra sau khi họ phân tích kết quả chụp cắt lớp hơn một chục hộp sọ hóa thạch của sinh vật này để kiểm tra hệ thống tiền đình bên trong tai. Hệ thống tiền đình có tác dụng tạo ra cảm giác cân bằng và định hướng không gian cho mục đích điều phối chuyển động.

Theo các nhà nghiên cứu, trong giai đoạn đầu tiếp xúc với nước, các ống tai của thalattosuchia trở nên nhỏ hơn khiến hệ thống giác quan trở nên kém nhạy cảm hơn. Đặc tính này tương tự như cá heo và cá voi, thích hợp với cuộc sống ở đại dương.

“Các cơ quan cảm giác như tai trong là chìa khóa để biết được động vật cổ đại sống như thế nào”, Julia Schwab tới từ khoa học địa chất thuộc Đại học Edinburgh, người đứng đầu nghiên cứu cho hay.

“Chúng tôi thấy rằng họ hàng của cá sấu biển có hình dạng tai trong rất độc đáo, tương tự như các loài bò sát khác sống trong nước và cá voi ngày nay”, ông này cho biết.

“Các loài cá sấu cổ đại phát triển tai trong sau khi sửa đổi bộ xương của chúng để trở thành các tay bơi giỏi hơn. Cá voi cũng thay đổi đôi tai của mình theo cách làm tương tự, chỉ khác là chúng làm điều đó ngay trước khi xuống nước”, Tiến sỹ Steve Brusatte, một tác giả khác tham gia nghiên cứu cho hay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải mã công cụ đá hai triệu năm tuổi

Giải mã công cụ đá hai triệu năm tuổi

Nghiên cứu mới cho thấy người cổ đại chế tạo những khối cầu đá với kích thước vừa tay để đập vỡ xương động vật lấy tủy.

Đăng ngày: 21/04/2020
Bí ẩn hài cốt không giống người bên trong mặt nạ tử thần 2.100 tuổi

Bí ẩn hài cốt không giống người bên trong mặt nạ tử thần 2.100 tuổi

Khi kiểm tra lần nữa chiếc mặt nạ tử thần được khai quật 5 thập kỷ trước từ ngôi mộ tập thể 2.100 năm ở Nga, các nhà khoa học đã bị sốc khi phát hiện hài cốt kỳ dị.

Đăng ngày: 21/04/2020
Ảnh chụp hé lộ kỹ thuật xây Stonehenge 5.000 năm trước

Ảnh chụp hé lộ kỹ thuật xây Stonehenge 5.000 năm trước

Tổ chức English Heritage đăng ảnh chụp từ trên cao của một khối đá trong vòng tròn Stonehenge lên mạng xã hội Twitter hôm 10/4.

Đăng ngày: 17/04/2020
Mang thân hình to lớn nhưng loài gấu khổng lồ này lại ăn chay

Mang thân hình to lớn nhưng loài gấu khổng lồ này lại ăn chay

Mặc dù có thân hình to lớn nhưng loài gấu hang cổ đại vừa được khám phá là một loài động vật ăn chay.

Đăng ngày: 15/04/2020
Bằng chứng sốc về những

Bằng chứng sốc về những "siêu nhân" thông minh hơn loài người hiện đại

50.000 năm về trước, khi loài người hiện đại Homo sapiens còn kiếm ăn bằng những công cụ cực kỳ thô sơ của Trung kỳ Đồ đá cũ, một loài người khác có thể đã biết dệt sợi, đan lưới!

Đăng ngày: 14/04/2020
Tại sao một số sinh vật trở thành hóa thạch sống?

Tại sao một số sinh vật trở thành hóa thạch sống?

Có một từ rất thú vị trong sinh học gọi là "hóa thạch sống", bởi vì các nhà khảo cổ học phát hiện ra rằng có một số loài mà qua hàng trăm triệu năm vẫn không khác gì so với những mẫu hóa thạch được con người khai quật được.

Đăng ngày: 13/04/2020
Khỉ tiền sử từng dùng bè để vượt Đại Tây Dương

Khỉ tiền sử từng dùng bè để vượt Đại Tây Dương

Cách đây 35 triệu năm, một loài khỉ tiền sử đã vượt quãng đường gần 1.500km qua Đại Tây Dương để đi từ châu Phi đến Nam Mỹ, theo một hoá thạch mới được phát hiện ở Peru.

Đăng ngày: 13/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News